Tin tức mới nhất từ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Tâm Phúc Minh
  • Đỗ Hồng Vân
  • 0 Bình luận

Top 4 cà phê Arabica Việt Nam ngon nhất hiện nay

Văn hóa uống cà phê của người Việt cũng không khác gì văn hóa uống Trà, người Việt coi cà phê là một thức uống thường thức. Để đáp ứng nhu cầu của người dùng, hiện nay có rất nhiều các chủng loại cà phê được nhân giống, nuôi trồng. Nhưng nhắc đến loại cà phê hảo hạng nhất được ưa chuộng sử dụng trong pha chế thì chính là Arabica. Tuy rằng thổ nhưỡng Việt Nam không quá lý tưởng để nuôi trồng các giống Arabica, nhưng vẫn có 4 giống Arabica Việt Nam nổi danh được canh tác là: Typica, Mocha, Bourbon,và Catimor.

Tìm hiểu chung về cà phê Arabica Việt Nam

Arabica là một cái tên của bán đảo Arabia Peninsula thuộc Ả Rập, nơi đây được coi là cái nôi phát triển của giống cà phê này. Cafe Arabica lần đầu tiên được tìm thấy tại Châu Phi, sau đó phát triển rộng rãi ra các quốc gia khác. Người phương Tây sử dụng cà phê Arabica như một thức uống không thể thiếu hàng ngày.

Tại Việt Nam, Arabica còn có một cái tên gọi khác thân thuộc hơn là “cà phê chè”. Điều này là do đặc điểm lá của Arabica nhỏ rất giống với lá chè. Cà phê Arabica Việt Nam lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1875 bởi các nhà truyền giáo người Pháp. Tại thời điểm này, coffee Arabica chỉ được sử dụng ở nhà thờ Công giáo tại các tỉnh miền Bắc và chủ yếu là Ninh Bình. Một thời gian sau đó mới lan rộng ra các tỉnh miền Trung và miền Nam.

Điều kiện thổ nhưỡng đáp ứng sự sinh trưởng của Arabica

Cà phê Arabica được coi là giống cà phê khó nuôi trồng và có khả năng tái sinh kém nhất. Nó có những yêu cầu khắt khe về điều kiện đất, độ cao, lượng mưa, nhiệt độ, … Nếu không đáp ứng được thì sản lượng cho ra trong năm sẽ rất kém. Các biến thể của giống Arabica tại Việt Nam cũng như vậy. Chính vì thế, tỷ lệ các vùng trồng Arabica tại Việt Nam thấp hơn các giống cà phê khác.

Một số điều kiện đảm bảo nuôi trồng Arabica:

  • Nhiệt độ: từ 18 độ C đến 24 độ C
  • Vùng đất: cách 1000 đến 1600m so với mực nước biển
  • Độ pH đất: từ 4 đến 8
  • Độ pH tốt nhất: từ 5,2 đến 6,2
  • Lượng mưa: 1200 -1500mm/năm

Tại Việt Nam chỉ có một số nơi có thể đáp ứng được điều kiện nuôi trồng các giống và biến thể của Arabica như: Tây Bắc, Quảng Trị, Đà Lạt,  Sơn La, Điện Biên, Huế, Lâm Đồng, Cầu Đất.

4 loại cà phê Arabica ngon nhất tại Việt Nam

Typica

Typica được gọi là giống cà phê gắn liền với sự phát triển của Arabica, nó xuất hiện gần như đồng thời với thời điểm Arabica xuất hiện. Từ khoảng thế kỉ 15 - 16 Typica đã được lưu thông ở khắp châu Phi và Châu Mỹ. Và cho đến năm 1875, nó cũng được du nhập vào Việt Nam bởi thực dân Pháp. Vùng đầu tiên trồng Typica chính là Cầu Đất - Đà Lạt.

Với chất lượng và độ thơm ngon của mình, Typica được coi là thước đo tiêu chuẩn của các loại cà phê trên thế giới. Trong thành phần của hạt Typica chứa một lượng lớn axit malic dẫn đến hương vị của loại cafe này sẽ có vị chua nhẹ như táo. Loại cà phê này thiên về vị ngọt, chua, chỉ có hơi chút hậu vị đắng. 

So với các giống cà phê khác thì Typica có thân cây cao hơn, các cành mọc tỏa theo dạng hình nón. Lá có màu vàng đồng, quả có màu đỏ khi chín. Hạt cà phê giống với các giống Arabica Việt Nam khá nhỏ và hình bầu dục. Khả năng chịu sâu bệnh của Typica kém, khó nuôi trồng.

Bourbon 

Bourbon là một biến thể tự nhiên của giống Typica, vì vậy các đặc điểm hình thái của nó có độ tương thích với Typica đến 90%. Đây cũng là một trong những giống cà phê mang ý nghĩa về mặt ý nghĩa văn hóa và di truyền cà phê trên thế giới. Bourbon được du nhập vào Việt Nam cùng với thời điểm Typica là năm 1875.

Hương vị của Bourbon được đánh giá là một trong những hương vị thơm ngon nhất. Bourbon là sự hòa quyện của hương vị ngọt và chua thanh. Khi uống một ngụm Bourbon có thể cảm nhận được các tầng vị như:  mạch nha, vanilla, lê, táo, tuyết tùng, gỗ sồi, caramel

Quả của Bourbon cũng đa dạng sắc màu từ đỏ, vàng đến cam. Nó cũng có sức chịu đựng sâu bệnh và hiệu quả nuôi trồng kém như Typica.

Mocha

Mocha là giống cà phê được nuôi trồng rất ít tại Việt Nam. Bởi vì sản lượng của nó mỗi năm đều không cao. Mocha chỉ được trồng chủ yếu tại vùng đất Lâm Đồng - Đà Lạt

Mocha là một biến thể lùn của giống Bourbon, thân cây của Mocha khá mảnh, èo uột. Vì vậy rất khó chăm sóc, nó chỉ có thể sinh trưởng ở vùng đất có độ cao 1500m so với mực nước biển trở lên. Hạt mocha tròn, nhỏ khác với giống Arabica phổ biến tại Việt Nam.

Mocha thiên về vị đắng và chua thanh từ trái cây. Vị đắng dịu, xen lẫn với chút ngậy béo làm nên hương vị đặc sắc riêng biệt.

Catimor

Khác với 3 loại cà phê ở trên, Catimor là giống Arabica tại Việt Nam dễ nuôi trồng và cho sản lượng cao nhất. Khả năng chống chịu sâu bệnh cao, sinh trưởng và tái sinh vượt trội. Catimor không phải là giống biến thể tự nhiên, nó là kết quả của sự lai trồng giữa Timor và Caturra. 

Hương vị của Catimor thiên về chua thanh và ngọt dịu. Được rất nhiều người ưa chuộng vì hương vị dễ uống, mùi thơm quyến rũ. Tại Việt Nam có đến 3 loại Catimor khác nhau

  • Catimor T-8667
  • Catimor T-5269
  • Catimor T-5175

Kết luận

Cà phê Arabica Việt Nam hiện nay là giống cà phê được ưa chuộng nhất. Arabica là sự kết hợp hoàn hảo của 3 hương vị đắng, chua, ngọt. Tạo nên một tách cà phê mang những đặc điểm riêng biệt, khiến lòng người say đắm

Bình luận