Tin tức mới nhất từ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Tâm Phúc Minh
  • Đỗ Hồng Vân
  • 0 Bình luận

Sản lượng cà phê Arabica Việt Nam là bao nhiêu?

Arabica là giống cà phê hảo hạng, có giá trị thương mại cao nhất trong các giống cà phê trên thế giới. Hương vị của Arabica là sự kết hợp hoàn hảo của vị chua thanh từ trái cây, vị đắng nhẹ và ngọt béo ở hậu vị. Chính vì hương vị quyến rũ này, nên giống cà phê này được ưa thích nhất trên toàn cầu. Là nơi có sản lượng cà phê đứng thứ 2 thế giới, Việt Nam cũng canh tác và phát triển giống cây cà phê Arabica. Vậy sản lượng cà phê Arabica Việt Nam trung bình là bao nhiêu? Hãy cùng với DAIGAN khám phá nhé.

Sản lượng cà phê Arabica trên thế giới

Arabica là giống cây có yêu cầu khắt khe về điều kiện nuôi trồng, canh tác cần phải đáp ứng đúng điều kiện về độ cao và khí hậu mới có thể phát triển và cho năng suất cao. Chính vì thế, trên thế giới các giống cây cà phê này chỉ được trồng chủ yếu ở một số vùng nhất định. Arabica thường được trồng và cho sản lượng cao ở các vùng cao nguyên, khí hậu cận nhiệt đới như: Trung Phi, Đông Phi, Châu Mỹ Latinh, Ấn Độ, một số vùng núi Indonesia và đặc biệt là Brazil. Brazil được coi là nguồn cung cấp Arabica chính trên toàn cầu. 

Sản lượng cà phê Arabica chiếm khoảng 70% đến 80% tổng sản lượng cà phê trên toàn thế giới. Tập trung vào các nước như Brazil, Indonesia, … và có cả Việt Nam. Vào niên vụ 2022 - 2023 sản lượng cà phê Arabica trên toàn thế giới đạt 94,02 triệu tấn. Và theo như dự đoán của ICO (Tổ Chức Cà phê Quốc Tế) vào niên vụ 2023 - 2024 sản lượng Arabica sẽ tăng 8,7% lên đến 102,2 triệu bao. Trong đó, Brazil luôn chiếm gần 40% sản lượng trên toàn cầu. Sản lượng Arabica ở Columbia chiếm khoảng 9% sản lượng cà phê toàn cầu. Ở Châu Á, sản lượng Arabica chủ yếu tập chung ở 2 nước là Việt Nam và Indonesia.

Sản lượng cà phê Arabica tại Việt Nam những năm gần đây

Các địa điểm trồng Arabica tại nước ta

Tuy rằng Việt Nam là nước đứng thứ 2 về sản lượng cà phê xuất khẩu hàng năm trên thế giới, nhưng chủ yếu sản lượng là Robusta. Trong 710.000 ha trồng cà phê trên toàn quốc, Arabica chỉ chiếm khoảng 9%, số diện tích còn lại thuộc phần lớn về Robusta và 1% còn lại thuộc về cà phê Mít (Cà phê Cherry). Vì đòi hỏi yêu cầu cao về địa hình canh tác, khí hậu và lượng mưa, nên ở nước ta chỉ có một số vùng đồi núi nhất định có thể trồng và phát triển giống cà phê này. Arabica chủ yếu được trồng ở Nghệ An, Quảng Trị, Sơn La, Huế, Lâm Đồng, Điện Biên, Đà Lạt, Cầu Đất. Trong đó Cầu Đất được coi là nơi giá trị Arabica cao nhất. 

Sản lượng cà phê Arabica Việt Nam

Bởi vì điều kiện thổ nhưỡng khó canh tác Arabica, nên sản lượng Arabica ở Việt Nam hàng năm không cao. Đa số Arabica ở nước ta được dùng để tiêu thụ trong nước, hoặc nhập khẩu thêm giống cà phê này, sản lượng xuất khẩu ít hơn nhiều so với Robusta. Và năm 2023, sản lượng xuất khẩu cà phê Arabica Việt Nam đạt 41.500 tấn. So với niên vụ năm 2021-2022 Arabica đã giảm khoảng 30,7%.

Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê Arabica Việt Nam vào niên vụ 2023-2024 sẽ tiếp tục giảm 11,1% so với năm ngoái, chỉ đạt khoảng 880.000 bao. Lý do của việc suy giảm sản lượng này nằm ở việc biến đổi điều kiện môi trường, thời tiết khiến sản lượng Arabica không còn cao. Không chỉ riêng nước ta, tại Brazil cũng được dự đoán sản lượng Arabica sẽ thụt giảm do thời tiết có mưa liên tục. 

Tại sao ở nước ta sản lượng Arabica không cao?

Cà phê tại nước ta chủ yếu là giống Robusta, Robusta chiếm đến 90% diện tích canh tác. Việt Nam là nước có sản lượng xuất khẩu Robusta hàng đầu trên thế giới. Nhưng với Arabica thì hoàn toàn ngược lại. Diện tích canh tác Arabica chỉ chiếm 9%, sản lượng hàng năm chỉ đủ cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu với tỷ lệ thấp, thậm chí nước ta còn phải nhập khẩu Arabica để tiêu thụ. 

Nguyên nhân chính đến từ việc địa hình và khí hậu không hoàn toàn phù hợp để trồng giống cây này. Arabica ưa sống ở khí hậu ôn đới với nhiệt độ thích hợp từ 15 độ C đến 25 độ C. Trong khi đó Việt Nam chủ yếu là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Độ cao đất thích hợp để Arabica cho sản lượng cao từ 1000m đến 1500m, tại nước ta chỉ có một số vùng đồi núi cao mới có thể trồng được giống cà phê này. Khác với Robusta có thể trồng được ở các địa hình thấp hơn. Khả năng chống chịu sâu bệnh của Arabica cũng rất kém, đặc biệt là bệnh gỉ sắt ở lá cây. Đây cũng là lý do sản lượng Arabica ở Indonesia đang bị sụt giảm lớn. 

Cà phê Arabica là một giống cà phê cho hương vị thơm ngon được đánh giá cao nhất về giá trị kinh tế cũng như độ hạo hàng trong hơn 100 loại cà phê trên toàn thế giới. Tuy rằng sản lượng cà phê Arabica Việt Nam không đạt ngưỡng cao trên toàn cầu, nhưng chất lượng từng hạt cà phê thì luôn luôn đảm bảo, thuộc dòng cà phê hảo hạng trên thế giới.

Bình luận