Tin tức mới nhất từ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Tâm Phúc Minh
  • Đỗ Hồng Vân
  • 0 Bình luận

Phân biệt các loại hạt cà phê Arabica nổi tiếng nhất ở Việt Nam

Cà phê là thức uống không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Sử dụng cà phê thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa một số bệnh mãn tính. Đồng thời mang lại tinh thần tỉnh táo, tốt cho tim mạch, tốt cho sức khỏe thần kinh. Cà phê trên thế giới có rất nhiều loại, mỗi loại lại có hương vị đặc trưng riêng. Trong đó Arabica chiếm đến gần 70% sản lượng sản xuất và sử dụng trên thế giới. Hiện tại Việt Nam cũng là quốc gia trồng và phát triển giống cây này. Ở bài viết này hãy cùng DAIGAN phân biệt các loại hạt cà phê Arabica nổi tiếng nhất nhé.

Phân biệt các loại hạt cà phê Arabica

Arabica là giống cà phê được phát hiện sớm nhất trên thế giới. Hương vị của hạt cà phê này được đánh giá là thơm ngon, hảo hạng nhất trong tất cả các loại hạt cà phê. Arabica được đưa vào Việt Nam từ năm 1857 nhờ các nhà truyền giáo người Pháp. Cho đến nay đã có rất nhiều các biến chủng lai tạo từ Arabica được canh tác và phát triển tại nước ta. Tiêu biểu như: cà phê Bourbon, cà phê Moka, cà phê Typical và cà phê Catimor.

Cà phê Typical

Typical được mệnh danh là giống Arabica hảo hạng nhất. Đã từng có một thời gian Typical được người ta sử dụng làm thước đo cho hương vị của mọi loại cà phê. Cũng giống như Arabica thuần chủng, Typical chuộng về vị chua, hậu vị đắng nhẹ và ngọt thanh. Tuy nhiên, hương vị chua của Typical lại thiên về vị táo chua. Thoạt nhìn cây cà phê Typical rất giống với Bourbon. Nên để khi phân biệt các loại hạt cà phê này người ta thường dựa vào kích thước. Quả của Typical sẽ dài và có sắc màu tươi hơn Bourbon. Năng suất hàng năm của một cây Typical cũng kém hơn Bourbon từ 20%-30%.

Cà phê Bourbon

Giống cà phê Bourbon được đưa vào cùng thời điểm với giống Arabica thuần chủng. Hương vị của Bourbon là sự hòa quyện của đa dạng các hương vị ngọt ngào. Khi thưởng thức Bourbon chúng ta sẽ cảm nhận được vị thơm của vanilla, táo, caramel, mạch nha, lê, gỗ sồi, tuyết tùng. Hương vị cà phê đặc sắc và đầy tinh tế. Khi chín quả Bourbon dễ dàng phân biệt với các loại hạt cà phê khác. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ. Đôi khi là màu cam tuỳ vào điều kiện môi trường. 

Cà phê Moka

Moka giống cà phê biến thể lùn của Bourbon. Hạt moka khi pha nguyên chất mang đến hương vị chua từ trái cây. Hậu vị đắng nhẹ và béo ngậy hơn các giống Arabica khác. Moka là giống cây khó chăm nhất của dòng Arabica vì đặc điểm cây trồng. Thân cây khá nhỏ, èo uột, các càng bé hàng năm không ra năng suất cao. Khi chín quả cà phê chuyển từ màu xanh sang màu đỏ hoặc đỏ đậm tùy điều kiện nuôi trồng. Hạt cà phê Moka được phân biệt với các loại khác bởi ngoại hình bé, tròn, nhỏ. Không mang đặc điểm chung của giống Arabica là dẹt và dài.

Cà phê Catimor

Catimor là giống cà phê duy nhất lai tạo có sự can thiệp của con người. Giống cà phê này được lai tạo ra nhằm khắc phục các đặc tính khó chăm của Arabica. Đồng thời cải thiện vị đắng của Robusta. Catimor được lai tạo giữa giống Timor (cây phối giống trực tiếp từ Arabica và Robusta) cùng với Caturra. Hạt Catimor khi pha chế mang hương vị đậm đà, thơm quyến rũ. Khi uống có vị chua thanh và không quá đắng như Robusta. Hạt catimor có dạng bán cầu tròn, kích thước nhỏ. Tại Việt Nam có ba giống Catimor chính là:

  • Catimor T-8667
  • Catimor T-5175
  • Catimor T-5269

Đặc điểm của các vùng trồng cà phê Arabica

Arabica là giống cà phê rất khó phát triển nếu không được trồng trong môi trường thích hợp. Ít nhất đặc điểm thổ nhưỡng phải đáp ứng được ba điều kiện dưới đây:

  • Độ cao: Từ 1500m đến 1900m
  • Thời tiết: từ 18 độ C đến 24 độ C
  • Lượng mưa: từ 1200mm đến 1500mm

Tại Việt Nam, chỉ có 3 vùng đáp ứng được đầy đủ điều kiện để có thể canh tác Arabica cùng với các giống biến thể lại tạo của nó. Đó là Cầu Đất (Đà Lạt), Khe Sanh (Quảng Trị) và Chiềng Ban (Sơn La). 

Các loại hạt cà phê Arabica trồng ở Cầu Đất (Đà Lạt)

Ở Cầu Đất (Đà Lạt) chủ yếu trồng các loại cà phê như Typica, Moka, Bourbon và Catimor. Đây là vùng duy nhất có thể trồng cả 4 loại Arabica. Hạt cà phê được trồng ở Cầu Đất mang vị chua thanh của trái cây, hậu vị trội vị ngọt của mật ong và siro. Cầu Đất được đánh giá là vùng có chất lượng hạt cà phê hảo hạng nhất.

Các loại hạt Arabica trồng ở Khe Sanh (Quảng Trị)

Khe Sanh có độ cao so với mực nước biển tầm 700m. Vì vậy, vùng này chỉ thích hợp cho canh tác Catimor - là giống cây dễ phát triển nhất. Diện tích trồng cà phê ở đây đạt 5000 ha. Các hạt Catimor được trồng ở Khe Sanh có vị chua khá ấn tượng, hương thơm đậm đà quyến rũ giống như Robusta.

Các loại hạt cà phê trồng ở Chiềng Ban (Sơn La)

Độ cao của Chiềng Ban từ 700m đến 1000m. Vì vậy ở đây cũng chỉ có thể phát triển giống cây cà phê Catimor. Catimor ở khu vực này cho hương vị chua thanh và đắng nhẹ.

Phân biệt các loại hạt cà phê Arabica ở Việt Nam khá dễ dàng khi dựa vào đặc điểm của quả và hương vị khi pha chế. Arabica là loại cà phê hảo hạng, mang đến hương vị thơm ngon nhất khi hưởng thức. Hiện nay, Việt Nam đang tập trung chú trọng và đầu tư để có thể phát triển giống cây trồng này tốt hơn.

Bình luận