Tin tức mới nhất từ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Tâm Phúc Minh
  • Đỗ Hồng Vân
  • 0 Bình luận

Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh rỉ sắt trên cây cà phê

Bệnh rỉ sắt (Xanthomonas campestris) là một bệnh phổ biến khi trồng cà phê. Đây là loại bệnh do một loại vi khuẩn có tên Hemileia ký sinh trên lá cây cà phê. Loại nấm này có thể tồn tại và ủ bệnh trên cây từ mùa khô. Cho đến mùa mưa khi thời tiết ẩm thấp chúng sẽ bắt đầu sinh sôi và tàn phá cây. Bệnh rỉ sắt trên cây cà phê đã gây rất nhiều thiệt hại cho các đồn điền cà phê lớn. Đặc biệt phải kể đến là sự thiệt hại của 90% vườn cà phê tại Indonesia vào thế kỉ 20. Ở bài viết này, DAIGAN sẽ cùng các bạn tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh dịch này trên cây cà phê nhé.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh rỉ sắt trên cây cà phê

  • Nhiệt độ môi trường: Cũng giống như các loại nấm khác, nấm Hemileia phát triển và sinh sôi tốt trong điều kiện môi trường ẩm thấp. Nhiệt độ lý tưởng từ 20 độ C đến 30 độ C. Vì vậy ở những nơi ẩm cao hoặc vào mùa mưa, bệnh rỉ sắt ở cây cà phê rất dễ lây lan. 
  • Lây nhiễm thông qua nước: Vườn cà phê có thể lây nhiễm chéo nhau cực nhanh vào mùa mưa thông qua nước mưa. Hoặc có thể bị lây nhiễm thông qua hoạt động tưới nước hằng ngày cho cây.
  • Côn trùng mang nguồn bệnh: Côn trùng có thể mang mầm bệnh, các khuẩn nấm khi cắn hoặc tiếp xúc với cây cà phê này sau đó truyền qua cây cà phê khác. Một loại côn trùng rất hay bắt gặp là rầy cà phê. 
  • Các vết thương hở trên cây cà phê: Các vết thương hở có thể bị gây ra từ côn trùng hoặc từ các tác động vật lý. Vết thương hở trên cành cây khiến vi khuẩn nấm dễ dàng xâm nhập và ủ mầm bệnh.
  • Bón phân quá liều: Sử dụng loại phân bón chứa nhiều nitơ là một nguyên nhân khiến bệnh rỉ sắt phát triển trên cây cà phê. Nấm Hemileia ưa thích môi trường chứa nhiều nito. 

Thời điểm phát sinh bệnh gỉ sắt trên cây cà phê ở Việt Nam thường bắt đầu vào mùa thu đông (tháng 9 đến tháng 12), và mùa xuân hè (thời tiết nồm ẩm ở Bắc). Các cây cà phê non, chưa vào thu hoạch (từ 1 năm tuổi đến 3 năm tuổi) sẽ ít khả năng mắc bệnh hơn. Các cây cà phê trưởng thành hoặc có độ tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh. Cây cà phê Vối có ít khả năng mắc rỉ sét ở lá (gần như không có). Cà phê Chè (Arabica) có khả năng cao mắc bệnh nhất.

Các triệu chứng của bệnh rỉ sắt trên cây cà phê

Triệu chứng khi cây cà phê mắc bệnh rỉ sắt thường gặp nhất chính là trên các phiến lá nổi nốt hình tròn màu trắng sữa hoặc vàng nhạt. Các nốt gỉ sắt này có thể hình thành trên cả các lá non và lá đã trường thành. Ban đầu chỉ là chấm nhỏ có đường kính khoảng 0,2mm - 0,5mm sau đó từ từ lan ra với đường kính từ 5mm đến 8mm.

Các đốm rỉ sắt thường thấy ở dạng hình tròn hoặc hình bầu dục. Hoặc có thể liên kết các hình tròn với nhau nếu cây mắc bệnh nặng, tạo thành những mảng vô định hình.

Trước khi xuất hiện đốm đen, mặt dưới của lá sẽ xuất hiện các đốm nhỏ màu vàng. Khi bệnh phát triển nặng hơn, các đốm nay sẽ lan to ra và bắt đầu có bột lốm đốm màu cam ở trên. Những bột màu cam này chính là bào tử của nấm gỉ sắt. Bột đốm màu cam sẽ dần chuyển sang trắng. Dần dần các bào tử trắng này rụng dần và để lại những đốm nâu cháy như gỉ sét trên lá, được bao bọc bởi viền màu vàng.

Một số biệt pháp phòng ngừa bệnh rỉ sắt trên cây cà phê

  • Thường xuyên cắt tỉa cành thứ cấp chĩa lên cao, tỉa bớt cành con để ánh sáng chiếu được xuống các cành thứ cấp bên dưới. Giúp cây quang hợp tốt và hấp thụ ánh nắng không bị ẩm thấp. 
  • Trồng cà phê theo mật độ hợp lý, tránh trồng dày đặc khiến các cây che mất nguồn ánh sáng của nhau.
  • Thường xuyên vệ sinh vườn trồng, đặc biệt vào mùa mưa nên tích cực dọn cỏ dại, dọn lá rụng giúp đất không bị ứ, đọng nước tù. Không nên gieo trồng cây cà phê con vào mùa mưa. Mùa mưa là điều kiện thích hợp cho bệnh gỉ sắt phát triển.
  • Nên tạo hệ thống thoát nước cho vườn trồng. Nên tưới nước vào buổi sáng sớm để cây vừa hấp thụ được nước, vừa khiến lá cây có thể khô nhanh hơn trước khi nhiệt độ lạnh của đêm đi xuống. Vào mùa mưa nên hạn chế tưới nước.
  • Không nên sử dụng nhiều phân bón nitơ hoặc phân bón chứa nhiều thành phần nito. Vì môi trường có nhiều nitơ cực kì tốt để các loại nấm bệnh phát triển.
  • Thường xuyên kiểm tra tình hình của vườn cây để phát hiện những mầm bệnh nấm kịp thời. Khi phát hiện nấm cần xử lý  ngay bằng cách cắt tỉa cành, lá hoặc sử dụng thuốc diệt. Tránh để nấm có thể lan sang các cá thể cây khác.
  • Khi phát hiện ra bệnh gỉ sét có thể sử dụng một số loại thuốc trừ bệnh như: Cupric hydroxide, Streptomycin sulfate, Copper oxychloride, Mancozeb, Copper hydroxide.

Bệnh rỉ sắt trên cây cà phê có thể khiến cả một vườn hoặc đồn điền cà phê bị hủy hoại vì khả năng lây lan nhanh. Nhưng cũng rất dễ để ngăn cản và phòng ngừa loại nấm này. Việt Nam trồng chủ yếu giống Robusta nên bệnh nấm gỉ sét này không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Bình luận