Tin tức mới nhất từ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Tâm Phúc Minh
  • Đỗ Hồng Vân
  • 0 Bình luận

Nguyên nhân và cách ngăn ngừa bệnh táo đỏ trên cây cà phê

Bệnh táo đỏ là loại bệnh do nấm Colletotrichum cùng với vi khuẩn Pseudomonas gây ra trên cây trồng. Cũng giống như các loại bệnh nấm khác, táo đỏ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cà phê hàng năm. Đặc biệt là với các giống cây Arabica -  có khả năng mắc bệnh cao nhất và khó phòng ngừa nhất. Ở bài viết này, DAIGAN sẽ chia sẻ một số cách giúp nhà vườn ngăn ngừa bệnh táo đỏ trên cây cà phê. 

Nguyên nhân khiến bệnh táo đỏ xuất hiện trên cây cà phê

Nấm Colletotrichum: Đây là loại nấm được tìm thấy ở các mầm mống gây ra bệnh táo đỏ. Loại nấm này thường có 2 loại chính: Colletotrichum gloeosporioides và Colletotrichum kahawae.

Vi khuẩn Pseudomonas: Tương tự như nấm Colletotrichum, vi khuẩn Pseudomonas cũng được tìm thấy trong các vết táo đỏ trên cây. Vi khuẩn này có 2 loại chính thường xuất hiện trên cây cà phê là: Pseudomonas cichorii và Pseudomonas syringae. 

Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến cho nấm và vi khuẩn phát triển tạo thành bệnh táo đỏ trên cây cà phê:

  • Thời tiết: Nhiệt độ thấp, thời tiết ẩm ướt, có độ ẩm không khí cao là một trong những nguyên nhân chính khiến nấm phát triển. Đây cũng là lời giải thích cho việc tại sao giống cây Arabica lại dễ dàng mắc bệnh hơn giống Robusta. Vì Arabica ưa sống trong môi trường có nhiệt độ thấp và trên những cao nguyên cao (nơi có độ ẩm lớn).
  • Lây nhiễm lẫn nhau: Trường hợp lây nhiễm chéo rất dễ xảy ra ở vườn hoặc đồn điền cà phê lớn. Các cây truyền mầm mống lây bệnh qua nhiều đường. Như qua nguồn nước tưới hằng ngày, do nước mưa, hoặc nhiều nhất là do côn trùng lây bệnh. Côn trùng đậu vào các vết thương hở trên cây, khiến lây nhiễm bệnh từ cây này qua cây khác.
  • Do cách chăm sóc: Mỗi một giống cây cà phê đều có những cách chăm sóc khác nhau. Đặc biệt với Arabica cần phải để ý ngăn ngừa sâu bệnh hơn Robusta. Tưới nước cũng là một trong số các hoạt động cần phải để ý khi chăm sóc cây và ngăn ngừa bệnh. Tưới nước quá nhiều vào mùa mưa hoặc hay tưới vườn vào ban đêm sẽ khiến cho các mầm mống nấm và vi khuẩn dễ phát triển hơn.
  • Ủ bệnh: Nấm và vi khuẩn có thể ủ bệnh trong hạt giống từ mùa trước. Khi bắt đầu gieo trồng, hạt giống phát triển thành cây con đã mang sẵn mầm bệnh.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh táo đỏ trên cây cà phê

Trên lá cây cà phê: Bệnh táo đỏ xuất hiện sẽ khiến lá có những đốm nhỏ màu đỏ, hình tròn, kích thước không đều nhau. Khi bệnh phát triển nặng, những đốm nhỏ liên kết với nhau tạo thành mảng lớn. Màu đỏ ban đầu sẽ biến đổi từ cam nhạt cho đến đỏ đậm. Khu vực viền các đốm đỏ có màu cam hoặc cam vàng tạo thành những vết loang lổ. Lá nhiễm bệnh nặng sẽ dần dần không hấp thu dinh dưỡng, khô, héo dần và chết.

Trên cành cà phê: Bệnh táo đỏ thường xảy ra ở những cành non yếu, có dấu hiệu trầy xước hay bị nứt trước đó. Các cành bị bệnh thường là các cành thứ cấp mọc bên dưới, bị lá và cành trên che không hấp thụ đủ ánh sáng, phải sống trong môi trường ẩm thấp thường xuyên.

Trên quả cà phê: Quả cà phê khi nhiễm bệnh táo đỏ sẽ xuất hiện những đốm loang đỏ. Dần dần tạo thành những lỗ gây thối quả. Quả sẽ thối và rụng dần, không có khả năng chín. Bệnh táo đỏ thường xuất hiện vào những khi quả đang trong giai đoạn trưởng thành.

Cách ngăn ngừa bệnh táo đỏ trên cây cà phê

Cách phòng ngừa bệnh

Chọn những giống cây có khả năng kháng bệnh: Giống cây cà phê có khả năng kháng bệnh táo đỏ mạnh nhất là Robusta. Hàm lượng caffeine cao cùng với đặc tính môi trường canh tác khiến Robusta ít mắc bệnh, nhiễm nấm. Đây cũng là giống cây được canh tác, phát triển nhiều nhất tại Việt Nam. Hiện nay người ta cũng lai tạo các giống cây Arabica với Robusta để tăng khả năng kháng bệnh của Arabica.

  • Chăm sóc vườn trồng: Trước khi gieo trồng nên kiểm tra và làm đất kỹ vườn trồng. Đảm bảo vườn trồng sạch sẽ, thoáng đãng.
  • Bảo quản giống cây: Hạt giống cây cần đảm bảo sự sạch sẽ, trong môi trường không ẩm thấp để ngăn chặn mầm mống nấm và vi khuẩn phát triển trong hạt.
  • Kiểm tra vườn thường xuyên: Cần định kỳ kiểm tra vườn và cây trồng nhất là trong khi cây đang ra quả. Dọn cỏ, dọn lá và cành khô thường xuyên.
  • Chế độ tưới nước: Nên tưới nước trước 9h sáng để lá và cành cây có thể khô vào trước ban đêm. Vào mùa mưa nên giảm bớt tần suất tưới cây.

Cách diệt trừ bệnh táo đỏ ở cây cà phê

  • Cắt tỉa cây: Khi kiểm tra thấy cây bắt đầu xuất hiện nấm táo đỏ cần nhanh chóng cắt cành, lá hoặc chùm quả gây bệnh. Nhằm mục đích ngăn chặn lây nhiễm sang các cây khác.
  • Kiểm soát chế độ phân bón: Cây nhiễm bệnh có sức đề kháng yếu, lúc này cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây để có thể chống lại bệnh táo đỏ.
  • Sử dụng thuốc để phòng từ: Copper Hydroxide (Champion 57.6 DP, Champion 77WP, Champion 37.5 SC).

Bệnh táo đỏ trên cây cà phê gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng mỗi mùa. Nhưng chỉ cần biết cách phòng tránh và chăm sóc vườn cà phê đúng cách thì căn bệnh này không còn đáng lo ngại. 

Bình luận