Tin tức mới nhất từ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Tâm Phúc Minh
  • Đỗ Hồng Vân
  • 0 Bình luận

Lịch sử cà phê Việt Nam - Hương vị khiến cả thế giới say mê

Hương vị cà phê Việt Nam được đánh giá là một trong những vị cà phê thơm ngon nhất thế giới. Việt Nam luôn có công thức pha những ly cafe đậm đà, độc đáo, chỉ cần thưởng thức một ngụm đã mê mẩn không thể nào quên. Được thiên nhiên ưu ái về cả thời tiết và địa hình, nước ta đã và đang canh tác, phát triển ngành nông nghiệp cà phê, với gần 10 giống cà phê khác nhau. Được thế giới công nhận là quốc gia xếp hàng đầu về xuất khẩu Robusta và đứng thứ 2 về xuất khẩu toàn ngành cà phê. 

Lịch sử phát triển ngành cà phê Việt Nam

Sự khởi đầu của của giống Arabica tại Việt Nam

Giống cây cà phê đầu tiên được đưa vào canh tác tại Việt Nam là Arabica. Vào năm 1857, các nhà truyền giáo người Pháp đã mang những hạt cà phê Arabica vào nước ta. Sau đó thử nghiệm nuôi trồng, canh tác quy mô nhỏ tại các nhà thờ Công Giáo ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hóa, Ninh Bình, Thanh Hóa rồi dần dần phát triển sang các tỉnh phía Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Cuối cùng giống cây này được đưa đến các tỉnh phía Nam như Đồng Nam Bộ, Tây Nguyên. Sau khi được canh tác trên cả nước, người ta nhận ra rằng Tây Nguyên là vùng đất thích hợp để trồng giống cà phê này.

Vào những năm 1900, dịch sâu bệnh ở giống Arabica bùng phát mạnh ở Châu Á, đặc biệt là Indonesi bị ảnh hưởng nặng nề người ta bắt đầu đưa Robusta du nhập để thay thế cho Arabica. Năm 1908, cà phê Robusta chính thức được đưa vào nước ta cùng với giống Exelsa (cà phê Mít). Sau khi giống Arabica phát triển mạnh mẽ nhất ở Tây Nguyên, các giống cà phê khác nhau (đa số là chủng loại biến thể của Arabica như Bourbon, Typica, …) cũng được đưa đến thử nghiệm canh tác tại đây,

Sự khởi đầu của của giống Robusta tại Việt Nam

Sau một thời gian dài canh tác các giống cây cà phê, chủ yếu là ba giống Arabica (biến thể Typica), Robusta và cà phê Mít người dân đã nhận ra rằng Arabica không phù hợp trồng ở Việt Nam. Arabica đòi hỏi điều kiện địa hình khắt khe với độ cao từ 1000m đến 1500m so với mực nước biển, điều kiện khí hậu mát mẻ (từ 15 đến 24 độ C) vì vậy có khá ít nơi có đặc điểm thổ nhưỡng phù hợp. Điều kiện nuôi trồng khó khăn, tốn nhiều công chăm sóc nhưng Arabica lại rất dễ bị sâu bệnh đặc biệt là sâu đục thân và gỉ sắt ở lá. Vì vậy năng suất hàng năm không cao. 

Robusta và Exelsa là 2 giống cà phê thích hợp nhất để trồng ở nước ta. Việt Nam đáp ứng đầy đủ mọi điều kiện để trồng giống cây Robusta, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam như Tây Nguyên. Robusta cho hương vị đậm đà, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất hàng năm cao. Giống Exelsa hay còn gọi là cà phê Mít được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc vì có khả năng chịu hạn tốt, không cần chăm sóc, tưới nước nhiều. Tuy nhiên hương vị không thơm ngon bằng Arabica hay Robusta.

Các giai đoạn phát triển của ngành cà phê Việt Nam

Những năm đầu thế kỷ 20, Việt Nam có khoảng 5900 ha trồng cà phê, chủ yếu là 3 giống cây được nói ở trên: 4700 ha Arabica, 900 ha Robusta, 300 ha cà phê Mít

Năm 1974, diện tích trồng cà phê đã phát triển mở rộng khoảng 13000 ha, đạt sản lượng trung bình 6000 tấn, tuy nhiên vẫn còn phát triển khá nhỏ lẻ. 

Vào năm 1986, khi các giống cà phê đã được đưa vào nước ta bắt đầu canh tác và cho ra giá trị kinh tế, các đồn điền cà phê lớn đã bắt đầu phát triển. Tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm cũng như chưa nghiên cứu kĩ được các giống cà phê nên lúc này sự phát triển còn khá chậm và sản lượng hàng năm tương đối thấp. Năm 1986, cả nước chỉ có 50.000 ha trồng cà phê, sản lượng đạt 18.400 tấn.

Sau khi các đồn điền cà phê phát triển rộng rãi, được sử ủng hộ về nguồn lực tài chính cùng với các chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước vào năm 1990 Việt Nam đã vươn lên trở thành nước sản xuất cà phê hàng đầu Đông Nam Á.

Từ năm 1990 đến nay, mỗi năm Việt Nam tăng khoảng 20% đến 30% sản lượng sản xuất cà phê. Hiện tại nước ta đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân xanh đứng thứ 2 thế giới (Chỉ sau Brazil). Đồng thời là quốc gia đứng thứ nhất về xuất khẩu giống cà phê Robusta. Điều này cũng thể hiện rằng, việc sản xuất và canh tác chủ yếu tập trung vào giống Robusta. Robusta chiếm khoảng 90% diện tích trồng cà phê trên cả nước. Mang lại giá trị cao về kinh tế cho nước ta.

Hương vị cà phê làm “siêu lòng” người thưởng thức

Hương vị cà phê Việt Nam luôn được ưa thích bởi người thưởng thức trên toàn thế giới. Nước ta có những phương pháp chế biến cà phê đặc biệt, mang đến độ đậm đà, hương vị quyến rũ trong từng ly cà phê. Sở dĩ cà phê Việt Nam đều đậm đà hơn so với vị của cà phê ở các nước khác là do cách pha chế hạt Robusta. Ngoài những ly cà phê pha phin nguyên chất truyền thống, Việt Nam còn có các loại cà phê pha chế theo từng vùng miền mang đến những nét đặc sản riêng biệt trong từng ly cà phê. Ví dụ như cà phê Trứng - đại diện cho ẩm thực Miền Bắc; cà phê Muối - đại diện cho ẩm thực miền Trung; cà phê sữa đá - đại diện cho ẩm thực người miền Nam.

Cà phê Việt Nam đã có lịch sử phát triển qua hàng thế kỷ, mang lại nét truyền thống văn hóa có bề dày lịch sử. Mỗi một cốc cà phê là một hương vị quyến rũ, đậm đà khó quên.

Bình luận