Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Cây cà phê là cây công nghiệp lâu năm mang lại nhiều giá trị kinh tế đối với nước ta. Hàng năm, vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 đồi cà phê sẽ bước vào kỳ thu hoạch chính. Sau vụ mùa thu hoạch, cây cà phê mất đi nhiều dinh dưỡng. Chính vì vậy, ngay sau mùa thu hoạch cần bổ dinh dưỡng tối đa để cây phát triển trở lại. Như vậy, ở mùa vụ sau cây cà phê sẽ cho năng suất đạt chuẩn với sản lượng cao. Ở bài viết này, DAIGAN sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc cà phê sau khi thu hoạch chuẩn nhất.
Trong khoảng thời gian ra hoa, kết trái, cây cà phê đã mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng. Chủ yếu là hai thành phần có dinh dưỡng cao là Kali và đạm. Hai thành phần này đã tiêu hao để nuôi quả cà phê đến giai đoạn chín (được thu hoạch). Theo thống kê, quả cà phê có thể đã lấy đi: 6,1kg P2O5 + 34,2kg N + 46,9kg K2O + 4,3kg CaO + 4,1kg MgO. Cùng với đó là các trung vi lượng khác.
Khi kết thúc quá trình thu hoạch cũng là thời điểm cây yếu nhất. Thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng. Lúc này cây cà phê rất dễ mắc phải sâu bệnh như sâu đục thân, gỉ sắt. Hoặc không có đủ chất cung cấp cho đợt ra hoa tiếp theo. Khiến cho năng suất mùa sau sụt giảm. Chính vì vậy, cần phải có những biện pháp đúng đắn nhằm chăm sóc cây cà phê sau khi thu hoạch.
Cắt tỉa cành là hoạt động diễn ra khoảng 15 ngày - 20 ngày sau thu hoạch. Cần thực hiện cắt cành để loại trừ cành sâu bệnh, tỉa bớt cành phụ để tập trung dưỡng chất nuôi các cành ra hoa chính của cây. Dưới cây là các loại cành nhà vườn cần chú ý cắt tỉa sau thu hoạch:
Khi cắt không làm xước các cành liền kề. Sau khi cắt cành nên thường xuyên kiểm tra và tỉa đi các cành chồi vượt. Việc cắt cành sẽ giúp cho cây có đủ không gian hấp thụ ánh sáng, đảm bảo cho việc nuôi hoa và quả sau này.
Sau khi thu hoạch cũng như cắt cành, đất vườn sẽ còn các quả vương vãi hoặc cành con, lá, hoa, … Vườn sẽ không đủ thông thoáng để cây cà phê phát triển. Lúc này cần tiến hành rửa vườn. Việc phun, rửa vườn cũng giúp phòng tránh tảo đỏ, rong rêu, nấm bám ở dưới gốc cây cà phê. Phun nước ướt đẫm vườn và xung quanh gốc cây là bước chăm sóc cà phê sau thu hoạch không thể thiếu. Nhà vườn có thể sử dụng 300ml nước hòa cùng 500ml VD đồng đỏ để rửa vườn.
Bón phân là công đoạn rất cần thiết cho cây cà phê ngay sau khi thu hoạch. Cần phải bón phân kịp thời để cung cấp lại đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây. Giúp cây hồi phục và có lại nguồn dưỡng chất dồi dào nuôi trái ở vụ mùa sau. Hai loại phân bón được khuyến khích sử dụng là: Phân chuồng huai ủ mục hoặc phân hữu cơ vi sinh.
Phân chuồng huai ủ mục : Bón từ 10kg - 15kg/cây
Việc bón phân giúp cây chịu hạn tốt hơn vào mùa mưa, ngăn chặn việc mất chất dinh dưỡng nuôi cây. Đồng thời cải tạo đất, tăng độ pH cho đất trồng. Cần chú ý khi bón phân xong nên tưới nước đẫm cho cây để tăng khả năng hấp thụ chất.
Hoạt động tưới nước sau khi thu hoạch quả cà phê thường diễn ra hai đợt:
Sau khi cây cà phê thu hoạch cũng là lúc chuẩn bị bước vào mùa khô. Mùa khô là giai đoạn thuận lợi cho các mầm mống sâu bệnh phát triển. Đặc biệt là sâu rệp hoặc một số loại bệnh khác như gỉ sắt, bọ xít, rệp vảy, đóm mắt cua, … Với giống cây Arabica càng phải chú ý vấn đề này hơn cả. Có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu an toàn sau:
Chăm sóc cà phê sau khi thu hoạch là kỹ thuật quan trọng mà bất cứ nhà vườn nào cũng cần nắm vững. Đây là giai đoạn quyết định cho vụ mùa tới cây cà phê có cho năng suất cao và chất lượng tốt hay không.
Bình luận