Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Cà phê Chè Việt Nam - hay còn gọi là cà phê Arabica là giống cà phê hảo hạng nhất thế giới. So với Robusta, Arabica được ưa thích hơn cả, chiếm đến 60% sản lượng sản xuất trên thế giới. Việt Nam tuy rằng Arabica không được canh tác rộng rãi, nhưng vẫn có những khu vực trọng điểm trồng giống cây này. Arabica chủ yếu được trồng ở vùng Tây Bắc và Lâm Đồng (Tây Nguyên). Trong đó tỉnh Sơn La (Tây Bắc) là khu vực có diện tích trồng Arabica lớn nhất cả nước. Ở bài viết này, cùng DAIGAN tìm hiểu về cà phê chè Sơn La nhé.
Cà phê Chè là giống cây khó thích nghi với các điều kiện thiên nhiên tại Việt Nam. Đồng thời có khả năng chống chọi sâu bệnh thấp. Nên muốn canh tác được cà phê Arabica đòi hỏi điều kiện tự nhiên phải cực kì phụ hợp. Tại Việt Nam, Sơn La chính là một trong số ít những vùng có thổ nhưỡng hợp để chăm sóc cà phê Chè nhất.
Sơn La là vùng có địa hình bị chia cắt phức tạp, nhiều khu vực núi đá cao và có thung lũng, cao nguyên bao quanh. Độ cao trung bình của Sơn La từ 700m đến 800m, có nơi từ 900m - 1200m so với mực nước biển. Vì bị chia cắt nhiều nên Sơn La có nhiều hệ thống khe suối, sông ngòi phong phú. Độ cao của địa hình thích hợp với việc canh tác các loài cây công nghiệp lâu năm và đặc biệt là thích hợp canh tác giống cà phê Arabica.
Sơn La nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Phân chia hai mùa hè, mùa đông lạnh rõ rệt. Mùa hè vào khoảng tháng tháng 4 đến tháng 9, trùng với mùa mưa nơi đây.
Khu vực này có hai loại đất chính là đất vàng đỏ trên đá sét và đất vàng nhạt trên đá sét.
Cà phê chè bắt đầu đưa vào canh tác tại các đồn điền ở Sơn La từ những năm 1945. Cho đến nay đã được hơn 80 năm. Và giống cà phê này đã trở thành cây trồng công nghiệp chủ lực của tình để phát triển kinh tế. Để đạt đến gần 20.000 ha trồng cà phê cùng với sản lượng 400.000 tấn quả tươi/năm tỉnh Sơn La đã trải qua nhiều khó khăn cũng như nỗ lực.
Năm 2017, các loại cà phê rang, cà phê bột, cà phê nhân tại Sơn La lần đầu được Bộ Khoa học và Công nghệ trao Bằng chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Cùng năm này, Sơn La cũng thành lập Hội cà phê. Nhằm mục đích gắn kết các doanh nghiệp sản xuất với các hộ nông dân trồng cà phê. Thúc đẩy kinh doanh, cũng như phát triển thêm các đồn điền cà phê khác.
Cho đến cuối năm 2022, Sơn La đã công nhận hai khu vực ứng dụng công nghệ cao vào quá trình trồng và chăm sóc cà phê tại 18 bản thuộc 3 xã: Chiềng Chung, Chiềng Ban, Chiềng Dong. Diện tích tổng bao gồm 1039 Ha với hơn 1500 hộ gia đình tham gia. Nhờ áp dụng công nghệ kỹ thuật cao nên trong năm 2022, cả tỉnh đã xuất khẩu hơn 28.800 tấn cà phê nhân qua thị trường: các nước Trung Đông, Bắc Mỹ, EU, Hoa Kỳ. Đạt giá trị xuất khẩu lên đến 82,3 triệu USD.
Năm 2023 dự kiến tỉnh Sơn La sẽ xuất khẩu 31500 tấn cà phê Chè, đạt giá trị xuất khẩu 83,1 triệu USD.
Cà phê chè Sơn La được trồng ở vùng đồi núi cao nên hương vị khá độc đáo, mang hương thơm của núi rừng hơn các loại cà phê chè khác. Arabica Sơn La mang đậm hương vị chua của hoa quả, xen lẫn vị thảo mộc. Khi pha chế, hương vị sẽ thiên về chua thanh hậu vị đắng, vị ngọt kéo dài để lại cảm giác lưu luyến khó quên.
Cà phê Arabica tại Sơn La đã trải qua hai lần thay thế giống. Giống cũ ban đầu là những loại Arabica có khả năng chống chịu sâu bệnh kém. Năm 2017, khi chất lượng của các đồi cà phê chè đã trở nên già, không đáp ứng đủ năng suất cũng như chất lượng, tỉnh Sơn La đã tiến hành đưa giống mới vào sản xuất. Các giống mới này bao gồm cà phê hữu cơ, cà phê đặc sản. Và đã đạt được chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia.
Hiện tại, giống cà phê chè mới được trồng ở Sơn La là những giống đã được nghiên cứu, lai phối có khả năng chống lại biến đổi khí hậu. Đồng thời, có khả năng chống chọi sâu bệnh tốt hơn (đặc biệt là bệnh gỉ sét ở lá). Cà phê Arabica đặc sản ở Sơn La khi xuất khẩu sẽ được ưu tiên chế biến bằng phương pháp Honey (phương pháp mật ong). Hạt cà phê có giá trị cao hơn đồng thời cũng giảm bớt các nguyên nhân gây hại tới môi trường trong quá trình chế biến.
Việt Nam chỉ có 10% trồng Arabica trong tổng số diện tích trồng cà phê trên cả nước. Vì vậy, những hạt Arabica sản xuất và chế biến được đều rất “quý” và mang chất lượng cao. Cà phê Chè Sơn La là chủ lực xuất khẩu Arabica trên cả nước. Đem lại không chỉ giá trị về kinh tế mà còn giúp tỉnh Sơn La “xóa đói giảm nghèo”, đem lại nguồn công việc cho nhiều nhân công.
Bình luận