Tin tức mới nhất từ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Tâm Phúc Minh
  • Đỗ Hồng Vân
  • 0 Bình luận

Hướng dẫn phân loại cà phê ở Việt Nam chi tiết

Cà phê là giống cây trồng mang lại giá trị về kinh tế, xuất khẩu cao trên toàn cầu. Hiện nay, trên thế giới đã có đến hơn 125 giống cà phê được phát hiện. Nhưng trong đó chỉ có hai giống cà phê mang lại gihá trị kinh tế - thương mại. Đó là cà phê Arabica và Robusta. Cùng với đó là các biến thể lai tạo của hai giống cây này. Vậy ở nước ta tập trung canh tác các giống cà phê nào? Hãy cùng DAIGAN phân loại cà phê ở Việt Nam nhé.

Phân loại cà phê ở Việt Nam

Việt Nam tập chung chủ yếu phát triển 3 giống cà phê chính là Coffea Arabica, Coffea Robusta và Coffea Liberica. 

Cà phê Arabica ở Việt Nam

Cà phê Arabica là giống cà phê chiếm giá trị kinh tế cao nhất trong các giống cà phê trên thế giới. Giống cà phê này chiếm đến 70% sản lượng tiêu thụ trên toàn cầu. Hương vị của Arabica được cho là hảo hạng nhất. Đồng thời là thước đo tiêu chuẩn cho các loại cà phê khác. Tuy nhiên ở Việt Nam, đây lại không phải là giống cà phê được canh tác nhiều nhất. Diện tích canh tác Arabica chỉ chiếm 9% trong tổng số diện tích toàn quốc. Điều này là do địa hình, khí hậu ở Việt Nam không hoàn toàn phù hợp để phát triển giống cây trồng này.

Điều kiện canh tác Arabica

  • Dưới đây là một số đặc điểm thổ nhưỡng để canh tác Arabica:
  • Độ cao: Từ 1500m - 1900m so với mực nước biển
  • Nhiệt độ: Từ 18 độ C đến 24 độ C
  • Đất: Đất bazan đỏ
  • Lượng mưa: Từ 1200mm đến 1500mm trong một năm.

Ngoài Arabica thuần chủng, tại Việt Nam còn canh tác một số biến phối giống của cây cà phê này. Tiêu biểu như Typical, Bourbon, Moka và Catimor. Trong đó, ngoại trừ Catimor, ba giống cây còn lại đều khó chăm sóc, dễ sâu bệnh và cho sản lượng không cao. Catimor là giống Arabica phát triển tốt nhất tại Việt Nam. Đây là giống cây được lại tạo từ Timor (một giống có sự kết hợp của Arabica và Robusta) với Caturra. Catimor chứa đặc điểm chống sâu bệnh cao của Robusta và cho hương thơm quyến rũ như Arabica.

Cà phê Arabica được trồng ở đâu Việt Nam

Cà phê Arabica không được trồng chủ yếu ở Việt Nam. Chỉ có một số địa điểm vùng đồi núi Tây Bắc và Tây Nguyên đáp ứng đủ điều kiện thổ nhưỡng để canh tác giống cây này. Arabica chủ yếu được canh tác và phát triển ở: Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Huế, Quảng Trị và Đà Lạt. 

Cà phê Robusta ở Việt Nam

Robusta là giống cà phê có giá trị kinh tế thấp hơn Arabica. Hạt cà phê này chỉ chiếm gần 30% sản lượng tiêu thụ trên toàn cầu. Nhưng bù lại, Robusta có dễ thích nghi với điều kiện môi trường hơn Arabica. Và giống cà phê này có khả năng chống chọi lại sâu bệnh rất tốt. Đặc biệt là bệnh sâu đục thân và bệnh gỉ sắt ở lá. Chính vì thế, Robusta cũng được sử dụng làm giống cây mẹ để lai tạo với Arabica cho ra những giống biến thể tốt hơn. 

Điều kiện canh tác Robusta

  • Dưới đây là một số đặc điểm thổ nhưỡng để canh tác Arabica:
  • Độ cao: Từ 200m - 900m so với mực nước biển
  • Nhiệt độ: Từ 24 độ C đến 26 độ C
  • Đất: Đất bazan đỏ
  • Lượng mưa: trên 2000mm trong một năm

Robusta là cây cà phê chiếm đến 90% diện tích canh tác tại Việt Nam. Đây là giống cây cà phê mang lại giá trị xuất khẩu cao nhất toàn quốc. Robusta Việt Nam được thế giới đánh giá là hạt cà phê chất lượng cao và hương vị thơm ngon. 

Robusta được trồng ở đâu Việt Nam

Tại Việt Nam, diện tích trồng Robusta lên đến 550.000 ha. Cao hơn rất nhiều Arabica. Dù ban đầu, Robusta được đưa vào trồng thay thế Arabica tại  các vùng đồi núi phía Bắc. Nhưng sau khi các đồn điền phía Bắc không cho ra sản lượng cao, Robusta tiếp tục đưa vào canh tác ở các tỉnh phía Trung và Tây Nguyên. Sau một thời gian dài canh tác, Robusta được cho là phát triển tốt và cho sản lượng, chất lượng cao nhất ở Tây Nguyên. Một số tỉnh Tây Nguyên trồng chủ yếu Robusta như: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng.

Cà phê Mít ở Việt Nam

Cà phê Mít hay còn gọi là cà phê Cherry, là giống cà phê có diện tích canh tác ít nhất tại Việt Nam. Chỉ chiếm 1% trên tổng số diện tích. Đa số giống cây này được trồng để làm hàng rào chắn gió cho Robusta. Bởi vì đặc điểm thân cây gỗ to, các bộ phận như lá, cành cũng to hơn tất cả các giống cà phê khác. 

Cà phê Mít không yêu cầu điều kiện thổ nhưỡng và chăm sóc cao. Thậm chí, đây là giống cây ưa cạn nên không cần tưới nước thường xuyên. Nhà vườn chỉ cần tưới nước từ 1 đến 2 lần trên một tuần. Sở dĩ, Việt Nam không phát triển giống cây này vì hương vị của nó không được ưa chuộng. Hạt cà phê Mít thường được dùng để trộn lẫn với Robusta khi pha chế

Cà phê mít được trồng ở đâu Việt Nam

Cà phê Mít chủ yếu được canh tác ở một số tỉnh như Quảng Trị, Nghệ An, Kon Tum, Gia Lai.

Giống cà phê canh tác chính tại nước ta

Robusta là giống cà phê được nước ta chú trọng vào đầu tư, phát triển chính. Các đồn điền lớn trồng Robusta chủ yếu tập trung tại Tây Nguyên. Đây là giống cà phê có khả năng chống chọi với sâu bệnh cao. Và đặc biệt phù hợp với địa hình, khí hậu tại Việt Nam. Khẩu vị của người Việt ưa chuộng vị đậm đà và đắng ở hậu vị của hạt cà phê này,

Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên đứng đầu thế giới về việc sản xuất và xuất khẩu Robusta. Hàng năm, nước ta xuất khẩu ra ngoài thế giới trung bình gần 2 triệu tấn cà phê Robusta.

Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn có thêm kiến thức về việc phân loại cà phê ở Việt Nam. Mỗi một loại cà phê đều mang trong mình những đặc điểm riêng biệt về hương vị. Đồng thời mang đến cho người dùng những cảm nhận khác nhau.

Bình luận