Tin tức mới nhất từ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Tâm Phúc Minh
  • Đỗ Hồng Vân
  • 0 Bình luận

Giống cà phê Arabica phổ biến tại Việt Nam

Arabica là giống cà phê chiếm đến gần 70% sản lượng cà phê trên toàn thế giới. Loại cà phê này được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, lượng cafein thấp, dễ uống. Nhưng nó lại là giống cây cà phê khó trồng và chăm sóc nhất. So với Bourbon là cây cà phê thích nghi tốt, khả năng chống sâu bệnh cao thì Arabica lại dễ mắc sâu bệnh, sản lượng không cao. Tại nước ta, chỉ có một số Arabica và biến thể của nó được trồng tại số ít các địa điểm đáp ứng nhu cầu về thổ nhưỡng. Cùng DAIGAN khám phá 4 giống cà phê Arabica phổ biến nhất tại Việt Nam.

Cà phê Arabica và các giống thuần chủng

Cà phê Arabica hay ở nước ta còn được gọi là cà phê Chè - là một loại giống cà phê được phát hiện trong thế kỷ 16 tại Ethiopia thuộc Châu Phi. Cho đến thế kỉ thứ 19, giống cà phê thơm ngon này đã nhanh chóng phát triển và nổi tiếng toàn cầu. Nhưng vì tính khắt khe về điều kiện sinh sống, mà chỉ những nơi có địa hình cao mới có thể trồng được giống cà phê Arabica. Nơi tập trung sản lượng Arabica cho toàn cầu là Brazil cùng với một số nước Nam Mỹ, Trung Phi, Đông Phi.

Một số thông tin chính của Arabica:

  • Tên khoa học: Coffea Arabica
  • Giới: Plantae
  • Chi: Coffea
  • Họ: Rubiaceae
  • Loài: C. arabica
  • Tên Việt Nam: Cà phê Chè

Arabica chỉ có 2 loại giống thuần chủng chính, xuất hiện gần như cùng thời điểm Arabica được tìm thấy là Typica và Bourbon. Đây là 2 giống cà phê có đặc điểm hình thái, sinh học giống gần như hoàn toàn cây Arabica. Hiện nay, Typica và Bourbon cũng đang được nuôi trồng và phát triển tại một số tỉnh thành Việt Nam.

Các giống Arabica phổ biến tại Việt Nam

Tuy rằng tại Việt Nam, các giống cà phê Arabica chỉ chiếm 10% tổng số diện tích trồng cà phê nhưng vẫn có có 4 giống Arabica phổ biến nhất bao gồm: Typica, Bourbon, Mocha và Catimor. 

Giống cà phê Arabica Typica

Typica là giống cà phê có ý nghĩa quan trọng về mặt di truyền Arabica trên thế giới. Đây là giống cà phê được tìm thấy gần như cùng một thời điểm với cây Arabica mẹ vào thế kỉ 16 tại Ethiopia sau đó cũng được đưa đến Yemen. Giống Typica đã có một cuộc hành trình phiêu lưu dài khắp Châu Á trước khi phát triển rộng rãi toàn thế giới. Người Hà Lan vào năm 1696 đến năm 1699 đã thông qua bờ biển Malabar (Ấn Độ) mang Typical vào đảo  Java của Indonesia. Họ cũng đã cố gắng trồng Typica tại đây nhưng hoàn toàn thất bại vì động đất. Do đó giống cà phê này còn có tên gọi khác là Arabica hay Indio.

Trong hạt giống cà phê Arabica Typica có chứa một lượng lớn axit malic, nên hương vị của Typica trội vị chua thanh như những trái táo. Nó cũng chứa một lượng chất béo đáng kể nên cho hương vị ngọt ngào, thơm ngậy. Vị thơm của Typica khi thưởng thức sẽ nghiên về chua thanh, ngọt béo và chỉ có một chút đắng nhẹ ở hậu vị. Đặc điểm hương vị này đã khiến Typica trở thành thước đo về chất lượng cà phê trên toàn thế giới. 

Tuy rằng có hương vị thơm ngon nhưng sản lượng của Typica lại rất ít, giống cây này thậm chí cho ra sản lượng thấp hơn Bourbon từ 20% đến 3-%. Không chỉ vậy, Typica còn có khả năng chịu sâu bệnh kém, dễ dàng mắc các bệnh gỉ sắt, bery, … 

Giống Arabica Bourbon

Bourbon là cái tên được lấy theo quần đảo mà giống cà phê này được người Pháp mang đến từ Yemen vào khoảng thế kỷ 17. Sau đó giống cây này thông qua đường kinh tế - thương mại Brazil phát triển ra khắp Châu Mỹ và toàn thế giới. Bourbon được ưu tiên trồng và phối giống hơn Typica vì nó cho sản lượng hàng năm cao hơn Typica từ 20% đến 30%.

Cũng giống như Typica, Bourbon có chưa độ axit cao nên hương vị của nó hiện về chua thanh và ngọt dịu, khá ít vị đắng khi thưởng thức. Điều ở Bourbon được ưa thích chính là sự kết hợp đa tầng hương vị giữa mạch nha, vanilla, lê, táo, tuyết tùng, gỗ sồi, caramel. 

Giống cây cà phê Bourbon còn có một đặc điểm đặc biệt chính là màu quả có thể thay đổi theo điều kiện thổ nhưỡng nơi chúng được nuôi trồng. Đa số quả Bourbon sẽ có màu đỏ, nhưng tùy vào nơi chúng phát triển mà đôi khi còn có màu vàng, hồng hoặc cam. Vì Bourbon là giống thuần chủng của Arabica nên khả năng chịu đựng sâu bệnh cũng rất kém, đòi hỏi đúng điều kiện nuôi trồng mới có thể cho ra sản lượng cao.

Giống Arabica Mocha

Cà phê Mocha (Moka) là một giống biến thể thuần chủng của Arabica. Mocha được lấy tên theo một cảng ở Yemen. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng Mocha là một giống biến thể lùn của Bourbon. Chính vì vậy, nó vẫn giữ nguyên các đặc điểm sinh học của Bourbon. Khả năng chịu đựng sâu bệnh và mắc các bệnh gỉ sắt, bery, … rất cao. Đây là giống cây cà phê Arabica có mật độ trồng thấp nhất tại Việt Nam vì chúng cho năng suất không cao cùng với đó là các đặc tính khó chăm sóc. 

Hương vị cà phê pha từ hạt Mocha thiên về vị chua của trái cây, vị béo vừa phải và hậu vị đắng nhẹ. 

Giống cà phê Arabica Catimor

Catimor là giống cà phê duy nhất trồng tại Việt Nam không phải là giống thuần chủng của Arabica. Đây là giống được tạo thành từ phép lai giữa Timor (lai tạo từ Arabica và Robusta) và Caturra. Sở hữu đặc điểm gen di truyền của Robusta nên Catimor có khả năng chống chọi với sâu bệnh, đặc biệt là bệnh gỉ sét cao hơn các anh chị còn lại. Catimor có tỷ lệ nuôi trồng cao nhất trong các giống Arabica tại nước ta bởi sản lượng hàng năm luôn cao. Hương vị của giống cà phê này là sự kết hợp của chua thanh, ngọt béo, thêm chút đắng của Robusta thơm ngon, đậm đà. Có 3 loại Catimor phổ biến:

  • Catimor T-8667
  • Catimor T-5269
  • Catimor T-5175

Hiện tại, Việt Nam đang nuôi trồng và canh tác 4 giống cà phê Arabica được nói ở trên, các giống Arabica đều mang đặc điểm hương vị thơm ngon, đáng để thưởng thức. Một số các giống lai tạo của Typica và Bourbon cũng đang được phát triển và nghiên cứu để khắc phục các đặc điểm về khó trồng và chăm sóc.

Bình luận