Tin tức mới nhất từ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Tâm Phúc Minh
  • Đỗ Hồng Vân
  • 0 Bình luận

Dấu hiệu nhận biết và cách trị bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Bệnh nấm hồng trên cây cà phê (Coffee berry disease) hay ở Việt Nam còn được gọi là bệnh mèo hồng, mốc hồng hay phấn hồng. Đây là loại bệnh do vi khuẩn nấm Colletotrichum kahawae. Nấm hồng có thể được sinh ra trên mọi giống cây cà phê. Đặc biệt là với giống Arabica có khả năng chống chọi sâu bệnh kém. Nấm hồng thường xuất hiện trên quả cà phê. Ban đầu chỉ chấm hồng nhỏ sau đó lan rộng và khiến quả mục nát. Ở bài viết này, cùng DAIGAN tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết và cách trị loại nấm bệnh này nhé.

Nguyên nhân cây cà phê xuất hiện bệnh nấm hồng

Vi khuẩn Colletotrichum kahawae có thể dễ dàng xâm nhập vào cà phê thông qua các vết nứt, vết thương trên quả. Các vết thương này có thể do côn trùng để lại, hoặc do các tác động vật lý lên quả. Một số nghiên cứu cho thấy, các vết thương trên cành hoặc lá cây cũng có thể khiến bệnh nấm hồng lây nhiễm.

Do môi trường: Cũng như tất cả các loại nấm khác, Colletotrichum kahawae có thể sản sinh và phát triển mạnh mẽ trong môi trường ẩm thấp. Đặc biệt ở những nơi có độ ẩm cao thì bệnh nấm hồng càng dễ dàng xuất hiện trên cây cà phê.

Do thời tiết: Nghiên cứu cho rằng tại nhiệt độ từ 20 độ C đến 25 độ C, thời tiết ẩm, lạnh là điều kiện tốt để nấm hồng phát triển. Đây cũng là lý do nấm hồng được phát hiện nhiều trên các cây Arabica. Vì Arabica phù hợp với nhiệt độ thời tiết từ 18 độ C đến 24 độ C.
Lây nhiễm qua nguồn nước: Bệnh nấm hồng có thể lây từ cây này qua cây khác do nhiễm nước mưa, hoặc do nguồn nước tưới ở vườn canh tác. 

Lây nhiễm từ giống cây: Vi khuẩn Colletotrichum kahawae có thể ủ bệnh trong hạt giống cây cà phê cũ. Khi gieo trồng sẽ bắt đầu quá trình lây bệnh sang cây cà phê mới.

Dấu hiệu nhận biết cà phê bị nhiễm vi khuẩn Colletotrichum kahawae 

Nhận biến qua dấu hiệu quả: Đây là cách nhận biết dễ dàng nhất khi cây cà phê bị nhiễm bệnh nấm hồng. Quả sẽ xuất hiện dấu hiệu bị mục nát, có nhiều đốm nâu, đen trên thân quả. Quả nhiễm khuẩn nấm sẽ mềm nhũn và rụng nhanh chóng trước khi chín. Các đốm nâu, đen này từ một đốm nhỏ sau đó sẽ lan ra toàn thân quả.

Quả cà phê khi còn xanh mà bị nhiễm khuẩn nấm sẽ xuất hiện các đốm hồng hoặc màu đỏ nhạt. Nhà vườn có thể kiểm tra để kịp thời loại bỏ, tránh lây bệnh sang quả khác.
Lá xuất hiện các đốm hồng hoặc cấu trúc khuẩn nấm hồng. Khi khuẩn nấm phát triển nặng hơn các cành mang quả hoặc cành tiếp xúc với thân cây sẽ chuyển sang trắng xám.

Lá cây nhiễm nấm sẽ mất đi khả năng quang hợp, dẫn đến hiện tượng rụng sớm, cành dễ bị khô, gãy rụng. Cây có thể chết sớm trước khi được thu hoạch. 

Cách trị bệnh và ngăn ngừa bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Cắt tỉa cây thường xuyên: Việc cắt tỉa cây giúp cho ánh nắng có thể chiếu được tới những cành thứ cấp bên dưới. Hạn chế việc cây sống trong môi trường ẩm thấp, thiếu sáng (là nguyên nhân chính gây ra khuẩn nấm). Kiểm tra và tỉa cành thường xuyên cũng có thể phát hiện và cắt đi những cành bị sâu bệnh kịp thời.

Tạo hệ thống thoát nước cho vườn canh tác: Vào mùa mưa, vườn cà phê rất dễ bị  ngập úng nếu như không có hệ thống thoát nước hợp lý. Trước khi trồng cần phải cải tạo lại hệ thống thoát nước. Đồng thời nên có chế độ tưới nước đúng với từng mùa. Tăng cường tưới nước vào mùa khô và hạn chế tưới vào mùa mưa.

  • Vệ sinh vườn canh tác thường xuyên: Dọn sạch những lá khô rơi rụng hoặc các cành cây nhỏ gãy rụng. GIữ cho vườn cây luôn thoáng đáng, sạch sẽ.
  • Kiểm tra vườn cây thường xuyên: Đặc biệt là khi cây đang trong thời kì ra quả, là thời điểm khuẩn nấm dễ phát sinh nhất.

Khi các cây trưởng thành đã vào giai đoạn thu hoạch mà phát hiện nấm hồng, có thể sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật như: Saizole 5SL, Bordeaux, Anvil 5SC, … pha với hàm lượng 5% và quét lên trên các cành cây 2 lần, mỗi lần quét cách nhau 10 ngày.
Khi phát hiện trên các cành cây hoặc thân cây nhỏ hơn, sử dụng các loại thuốc thực vật diệt nấm pha lẫn với 2% SK Enspray 99EC. Sau đó cách 14 ngày sẽ phun định kỳ 1 lần. Cho đến khi cây khỏi hẳn. 

Một số loại thuốc nấm có thể sử dụng để loại trừ bệnh nấm hồng

Nếu phát hiện bệnh nấm hồng phát triển trên cây cà phê có thể sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ:

  • Thuốc kháng nấm Triazoles: có chứa các thành phần tebuconazole, thiophanate-methyl, propiconazole.
  • Thuốc kháng nấm Strobilurins: có chứa các thành phần pyraclostrobin và azoxystrobin.
  • Thuốc kháng nấm Mancozeb: có chứa hai loại hoạt chất là zineb và maneb. Có khả năng loại trừ các bệnh nấm khác ngoài nấm hồng trên cây cà phê.

Bệnh nấm hồng trên cây cà phê là một trong những bệnh dễ mắc phải nhất. Đối với giống Arabica sống trong điều kiện thời tiết mát mẻ và khả chống chịu sâu bệnh kém thì càng phải để ý phòng ngừa hơn.

Bình luận