Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Gia Lai là tỉnh thành có diện tích lớn thứ 2 Việt Nam, đây cũng là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Nguyên có vị trí đắc địa nhất để canh tác, phát triển các giống cây trồng. Tại Gia Lai có 18 vùng sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích lên đến 3490 ha với nhiều chủng loại cây trồng như chè, sầu riêng, bơ, hồ tiêu, … và đặc biệt không thể thiếu cà phê. Cà phê Gia Lai mang lại hương vị đặc trưng của giống Robusta, Gia Lai là nơi cho sản lượng cà phê cao thứ 4 trên toàn quốc. Ở bài viết này hãy cùng DAIGAN tìm hiểu về vùng đất cà phê đầy màu mỡ này nhé.
Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc phía Bắc của tỉnh Tây Nguyên, có độ cao so với mực nước biển trung bình từ 700m đến 800m. Đây là một trong những lý do chính khi Gia Lai tập trung phát triển trồng Robusta (giống cà phê thích hợp trồng ở độ cao từ 200m - 900m).
Tại Gia Lai có 7 nhóm đất chính là: phù sa, đất xám, đất đen, đất mùn vàng đỏ, đất đỏ bazan. 80% diện tích đất đai đều màu mỡ, có nhiều chất dinh dưỡng, đất tầng dày, phù hợp canh tác nhiều loại cây trồng, nhất là loại cây trồng lâu năm. Huyện Chư Păh thuộc Gia Lai là nơi có diện tích đất đỏ bazan chiếm phần lớn, vì thế tại đây người dân tập trung vào phát triển cà phê Robusta.
Gia Lai là vùng cao nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm và lượng mưa hàng năm cao, ít xảy ra các hiện tượng mưa bão gây lún, sụt, xói mòn, không có hiện tượng sương muối. Khí hậu tại đây chia làm 2 mùa: mùa khô và mùa mưa. Lượng mưa trung bình hàng năm rơi vào khoảng 1750 mm đến 2500mm (lý tưởng để cà phê Gia Lai Robusta phát triển).
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 75% lượng mưa cả nằm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 25% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình tại Gia Lai khoảng 22 độ C đến 25 độ C, khí hậu dễ chịu phù hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp cả ngắn hạn và dài hạn.
Một lý do khiến cà phê Gia Lai được đánh giá cao về chất lượng và hương vị chính là quy trình sản xuất khép kín từ canh tác, thu hoạch và chế biến. Các hạt cà phê (chủ yếu là Robusta) được rang xay mộc đảm bảo độ chuẩn về màu sắc, hương vị, độ đậm đà. Cà phê tại Gia Lai được thu hoạch vào những tháng cuối năm (thông thường từ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch). Sau khi thu hoạch sẽ được đưa vào nhà máy, trải qua quá trình sàng lọc, phân loại hạt (phân loại theo sàng chủ yếu là sáng 13, sàng 16, sàng 18), lọc tạp chất. Sau đó mới tiến hành đến công đoạn rang xay. Tất cả những chu trình này đều là chu trình khép kín, đảm bảo chất lượng tối đa.
Tại Gia Lai có 3 giống cà phê được đưa vào canh tác, phát triển là Robusta, Arabica và cà phê mít. Trong đó Robusta mang lại sản lượng và giá trị kinh tế cao nhất.
Cà phê Robusta: Đặc điểm thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu tại Gia Lai phù hợp phát triển cà phê Robusta nhất. Với vùng đất chiếm phần lớn là đất bazan đỏ (có lịch sử hàng triệu năm trước là đất núi lửa), Robusta tại đây cho năng xuất cao mỗi năm, ít mắc sâu bệnh.
Cà phê Arabica: Với giống Arabica, được trồng tại Gia Lai là biến thể Catimor - đây là biến thể dễ nuôi trồng nhất trong các giống thuộc Arabica. Tuy nhiên Catimor được canh tác tại Gia Lai chiếm không nhiều diện tích. Một phần là do mùa thu hoạch Catimor trùng vào mùa mưa gây bất lợi cho thu hoạch, hạt cà phê dễ bị ẩm mốc. Bên cạnh đó, đặc điểm đất và lượng mưa của Gia Lai cũng không hoàn hảo để trồng Arabica, sản lượng hàng năm khá thấp.
Cà phê Mít: Giống cà phê này còn có tên gọi khác là Liberia, có khả năng sinh trưởng tốt trong thời tiết khô hạn, khả năng chống chọi sâu bệnh tốt, không cần chăm sóc nhiều. Tuy nhiên năng suất của giống cà phê này cũng không cao, hơn nữa hương vị của nó không được ưa chuộng bằng Robusta hay Arabica (hương vị thoang thoảng giống mùi Mít chín), vì thế mật độ canh tác cà phê Mít tại Gia Lai cũng không cao.
Với điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt thích hợp với cây công nghiệp dài ngày Chư Pah là huyện canh tác và cho sản lượng cà phê cao nhất tại Gia Lai. Mỗi năm tại Chư Pah lại có thêm nhiều hộ gia đình canh tác Robusta và một số giống cà phê khác, cho đến nay tổng diện tích cà phê toàn vùng đã lên đến 8322 ha: trong đó cà phê quốc doanh chỉ chiếm 1683 ha, số còn lại là diện tích cà phê của người dân canh tác. Diện tích cà phê được đưa vào khai thác kinh doanh chiếm 8120 ha.
Cà phê Gia Lai là loại cà phê có chất lượng cao nằm trong top các dòng cà phê tại nước ta. Sánh đôi cùng với cà phê Dak lak, Lâm Đồng, … mang lại giá trị về mặt kinh tế nông nghiệp cho Việt Nam
Bình luận