Tin tức mới nhất từ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Tâm Phúc Minh
  • Đỗ Hồng Vân
  • 0 Bình luận

Cây trà hoa vàng - Dược liệu “vàng” cho sức khỏe

Cây trà hoa vàng được biết đến không chỉ là một loại trà sử dụng trong đời sống hàng ngày. Mà còn được ưu ái với cái tên gọi “Nữ hoàng” của các loại trà. Loài cây này xuất hiện trong rất nhiều các nghiên cứu về Nông - Lâm học, các nghiên cứu khoa học về sức khỏe cả ở Việt Nam và thế giới. Vậy cây trà hoa vàng là loài thực vật gì? Mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe và đời sống tinh thần? Hãy theo dấu chân DAIGAN khám phá loài dược liệu quý này ở bài viết dưới đây.

Nguồn gốc của cây trà hoa vàng

Trà hoa vàng xuất hiện ở miền Bắc và Quảng Tây Trung Quốc

Cây trà hoa vàng lần đầu tiên được tìm thấy tại Trung Quốc vào năm 1606 ở trong một vùng núi khá sâu của tỉnh Quảng Nam. Nhưng tận đến năm 1910, trà hoa vàng mới được công bố xuất hiện tại Vườn Quốc Gia Ba Vì - Việt Nam. Và liên tiếp sau đó, các giống cây trà hoa vàng được phát hiện tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương, tại Tam Đảo - Vĩnh Phúc, tại Đà Lạt,...

Thông tin khoa học của trà hoa vàng: 

  • Tên khoa học: Camellia chrysantha
  • Tên gọi dược liệu: Trà Hoa Vàng
  • Thuộc chi: Chè (Camellia)
  • Tên gọi khác của trà: Trà rừng, Kim hoa trà, Trà trường thọ
  • Các thành phần chủ yếu: Selenium (Se), Germanium(Ge), Mangan (Mn), Kẽm (Zn), Molypden (Mo), Vanadium
  • Chủng loại: Trên thế giới đã tìm ra trên 40 loài cây trà hoa vàng. Tại Việt Nam hiện nay đã tìm ra trên khoảng 30 cây.

Tác dụng của cây trà hoa vàng với sức khỏe và tinh thần

Tác dụng của trà hoa vàng cho sức khoẻ

Tác dụng của trà hoa vàng trong đời sống hàng ngày

Có thể thấy, hiện nay, hoa của cây trà hoa vàng được đưa vào sử dụng nhiều nhất. Các bông hoa có thể sử dụng tươi hoặc trải qua quá trình sơ chế (phơi, sấy, sấy thăng hoa) để ướp, hãm chè. Các loại chè hoa vàng có thể làm thức uống hàng ngày, giúp cho tinh thần thoải mái, được thả lỏng và tỉnh táo hơn. Các hộp trà hoa vàng cũng có thể sử dụng làm quà tặng, kính biếu gia đình, đối tác.

Tác dụng của trà hoa vàng trong y khoa

Ức chế quá trình lão hóa: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong cây trà hoa vàng có chứa các hoạt chất tự nhiên như: Vitamin E, Vitamin C, Polysaccharide, Polyphenol. Các hoạt chất này thường xuất hiện trong các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc da có tác dụng đẩy lùi oxy hóa và chống lại các gốc tự do. Và đặc biệt là EGCG - có tác dụng đẩy lùi các dấu hiệu gây nám, sạm da đến 90%. 

Có ích với người mắc bệnh tim mạch và đường huyết: Sử dụng trà hoa vàng thường xuyên sẽ làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Thậm chí còn giúp ngăn ngừa acid béo tổng hợp trong cơ thể. Từ đó giúp huyết áp ổn định, chống nhồi máu cơ tim, đồng thời ức chế các nguyên nhân gây biến chứng ở bệnh tiểu đường.
Giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư và các bệnh về gan: Ức chế các tác nhân phát triển tế bào ung thư trong cơ thể. Đồng thời tạo ra màng ngăn chặn nhiễm khuẩn virus viêm gan A và viêm gan B.

Hỗ trợ giấc ngủ và giảm stress: Mỗi ngày uống 200ml trà hoa vàng có thể giảm căng thẳng trong công việc, học hành. Nước trà hoa vàng cũng là bảo bối của các người mất ngủ kinh niên. Trà giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ được sâu giấc hơn.

Một số loại cây trà hoa vàng tại Việt Nam

Trà hoa vàng Quảng Ninh

  • Trà hoa vàng Ba Chẽ
  • Tên khoa học: Camellia euphlebia
  • Nơi xuất hiện: Quảng Ninh
  • Chiều cao trung bình: 1,49m
  • Đường kính gốc trung bình: 1,56 cm

Cây trà hoa vàng Ba Chẽ thường được tìm thấy trong các khu rừng có chiều cao 10m, các khu rừng thứ sinh đang phục hồi. Mọc nhiều nhất ở các ven khe suối và dưới độ tàn che của cây từ 0,55 đến 0,6.

Trà hoa vàng Tam Đảo - Vĩnh Phúc

  • Trà hoa vàng Camellia tamdaoensis
  • Tên khoa học: Camellia tamdaoensis
  • Nơi xuất hiện: Tam Đảo - Vĩnh Phúc
  • Chiều cao trung bình: 2 - 4 m. Là loài cây gỗ nhỏ
  • Đường kính gốc trung bình: 2,19m

Cây trà hoa vàng Camellia tamdaoensis thường được tìm thấy ở độ cao 300 -500m ở khu vực Tây Thiên. Mùa ra hoa trà bắt đầu vào những tháng lập đông từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau

Trà hoa vàng Camellia petelotii

  • Tên khoa học: Camellia petelotii
  • Nơi xuất hiện: Tam Đảo - Vĩnh Phúc
  • Chiều cao trung bình: 2 - 4 m. Là loài cây gỗ nhỏ
  • Đường kính gốc trung bình: 2,19m

Cây trà hoa vàng Camellia tamdaoensis thường được tìm thấy ở độ cao 900 - 1100m ở khu vực rừng sâu có độ ẩm cao. Mùa ra hoa trà bắt đầu vào những tháng lập đông từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

Trà hoa vàng Cúc Phương - Ninh Bình

  • Trà hoa vàng Camellia cucphuongensis
  • Tên khoa học: Camellia cucphuongensis
  • Nơi xuất hiện: Vườn Quốc Gia Cúc Phương 
  • Chiều cao trung bình: 3 - 6 m. Là loài cây gỗ nhỏ
  • Đường kính gốc trung bình: 2,35m

Cây trà hoa vàng Camellia cucphuongensis thường được tìm thấy ở độ cao 300 - 400m ở khu vực rừng ẩm thấp hoặc trong các thung lũng. Mùa hoa trà đơm bông bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau

Trà hoa vàng Camellia flava

  • Tên khoa học: Camellia flava.

  • Nơi xuất hiện: Vườn Quốc Gia Cúc Phương 
  • Chiều cao trung bình: 3 - 8 m. Là loài cây gỗ nhỏ
  • Đường kính gốc trung bình: 2,35m

Cây trà hoa vàng Camellia flava thường được tìm thấy ở độ cao 200 - 400m ở khu vực rừng ẩm thấp trên các dãy núi đá vôi. Mùa hoa trà đơm bông bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau

Cây trà hoa vàng hiện nay đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Là một loại thức uống thường thức vừa là một loại dược liệu quý giúp cải thiện sức khỏe, đẹp da giữ dáng.

Bình luận