Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Cà phê Arabica là giống cà phê chiếm sản lượng cao nhất trên thế giới, nó chiếm đến khoảng 70% tổng số sản lượng cà phê toàn cầu. Cây cà phê Arabica được coi là những cây cà phê đầu tiên được phát hiện và nuôi trồng, nhân giống. Tuy rằng có điều kiện chăm sóc khá khắt khe, nhưng Arabica vẫn được yêu thích vì hương vị quyến rũ đặc trưng khiến bất cứ ai cũng phải “ngất ngây”. Ở bài viết này hãy cùng DAIGAN tìm hiểu kỹ hơn về giống cây đặc biệt này nhé!
Arabica có nguồn gốc lịch sử trải dài qua nhiều thế kỷ, ngay đến cái tên “Arabica” cũng là một câu chuyện rất dài. Arabica được biết đến với 3 tên gọi quen thuộc:
Cây cà phê Arabica được phát hiện từ rất sớm, nó gần như là giống cây cà phê đầu tiên được phát hiện trên thế giới. Nó được tìm thấy vào khoảng năm 850 sau Công Nguyên tại khu rừng rậm Ethiopia. Khi đó nó được coi là cây cà phê dại mọc tự nhiên duy nhất ở vùng này.
Sau này, trải qua nghiên cứu các nhà khoa học đã công bố rằng giống cây Arabica được tìm thấy ở Nam Sudan (thuộc khu vực Bắc Phi) cũng là giống cây Arabica hoang dã, không trải qua lai tạo, biến thể. Vì vậy có thể nói rằng, Ethiopia và Nam Sudan chính là quê hương của Arabica. Cho đến hiện nay, ở Ethiopia vẫn còn tìm thấy các cá thể tự nhiên của Arabica.
Mặc dù được tìm thấy lần đầu tại Ethiopia từ rất sớm, nhưng đây lại không phải là cái nôi phát triển của giống cây trồng này. Khi đó, người dân Ethiopia chỉ dùng bột nghiền từ hạt cà phê làm chất kích thích, chứ không hề có khái niệm về loại đồ uống pha chế từ hạt Arabica. Cây cà phê Arabica chỉ thật sự trở nên phổ biến và phát triển rộng rãi ra toàn thế giới ở thế kỉ thứ 8.
Khi đó, các hạt và giống cây Arabica được vận chuyển đến vùng Yemen - Ả Rập. Sau khi du nhập vào Ả rập, giống cây cà phê này được gieo trồng, canh tác, phát triển mạnh mẽ. Người Ả Rập biến nó trở thành một loại thức uống thơm ngon giúp tinh thần sảng khoái, tỉnh táo hơn. Cho đến cuối thế kỉ 14, Ả Rập là nơi cung cấp cà phê Arabica duy nhất. Chính vì vậy, giống cây này đã được lấy tên là Arabica theo một bán đảo của Ả Rập.
Trải qua gần 10 thế kỷ, cho đến khoảng thế kỉ thứ 17 - 18, các giống cà phê Arabica và biến thể của nó đã phát triển, lan rộng ra toàn thế giới. Ở các nước Châu Mỹ, Châu Phi đã bắt đầu mở rộng đồn điền để canh tác cây cà phê Arabica. Trong đó có 2 biến thể tự nhiên của Arabica được phân tán rộng rãi nhất là: Typica và Bourbon.
Hiện nay, đã có khoảng hơn 125 giống cây cà phê Arabica khác nhau từ biến thể tự nhiên đến biến thể lai tạo. Các giống cây này phân bố rộng rãi trên khắp các châu lục trên toàn thế giới từ châu Mỹ, châu Phi, Đông Nam Á, và các quần đảo trên Thái Bình Dương, … Nhưng Arabica chỉ có 2 giống biến thể truyền thống tự nhiên được phát hiện ở Yemen và Typica và Bourbon.
Typical được coi là thước đo của các hương vị cà phê khác trên toàn thế giới. Chất lượng, hương thơm và mùi vị của nó được đánh giá là hảo hạng nhất. Nhưng nó lại có mức độ chịu sâu bệnh và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường cực kì kém. Đòi hỏi thổ nhưỡng rất khắt khe và thường không cho sản lượng như ý muốn. Hương vị của Typical thiên về vị chua của trái táo và có hậu vị đắng nhẹ
Typical có một số giống cây con phổ biến như: Arabica Pache, SL14, SL34, Mibirizi.
Mặc dù vẫn giữ các đặc điểm canh tác và nuôi trồng khó khăn của giống cây cà phê Arabica nhưng Bourbon cho năng suất và sản lượng cao hơn Typical từ 20% đến 30%. Bourbon mang đến ý nghĩa về văn hóa và di truyền của cây cà phê Arabica. Nó được ưu thích bởi vì có tầng hương vị độc đáo nhất trong đại gia đình Arabica. Bourbon có hương chua thanh và ngọt trội hơn vị đắng với các tầng hương kết hợp của mạch nha, vanilla, lê, táo, tuyết tùng, gỗ sồi, caramel.
Bourbon có một số giống cây con phổ biến như: Caturra, Villa Sarchi, Pacas, …
Cây cà phê Arabica được coi là biểu tượng cà phê của thế giới với chiều dài lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Với 70% sản lượng trên toàn cầu đã đủ khẳng định độ nổi tiếng và mức độ ưa thích của giới “sành” cà phê dành cho giống cà phê này/
Bình luận