Tin tức mới nhất từ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Tâm Phúc Minh
  • Đỗ Hồng Vân
  • 0 Bình luận

Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh thán thư trên cây cà phê

Bệnh thán thư còn có tên gọi là thán thư đen đây là một loại bệnh do loại nấm Gibberella xylarioides gây ra. Loại nấm này thường xuất hiện trên các cây trồng ở khu vực có thời tiết nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Bệnh thán thư trên cây cà phê gây tác hại nghiêm trọng đến mọi bộ phận của cây. Khiến cho các bộ phận dần dần khô, thối đen sau đó suy yếu và chết dần. Ở bài viết này, DAIGAN sẽ đưa ra một số cách phòng ngừa hiệu quả của loại bệnh này.

Các nguyên nhân xuất hiện bệnh thán thư trên cây cà phê

  • Điều kiện môi trường: Loại nấm Gibberella xylarioides dễ dàng sản sinh và phát triển trong điều kiện môi trường ẩm ướt. Ở những nơi có nhiệt độ ấm và độ ẩm cao thì cây cà phê càng dễ nhiễm và lây lan bệnh hơn.
  • Tổn thương do côn trùng: Các cây cà phê có vết thương hở do côn trùng cắn sẽ dễ dàng để vi khuẩn nấm xâm nhập hơn. Ngoài ra còn có một số vết thương do tác động của môi trường bên ngoài cũng có thể mang đến nguy cơ lây nhiễm.
  • Lây nhiễm chéo: Hiện tượng lây nhiễm chéo trong vườn cà phê sẽ thường thấy nhất. Nếu trong khu vực canh tác có vi khuẩn Gibberella xylarioides thì các cây dễ bị nhiễm bệnh do bám trên các dụng vụ làm vườn, hoặc bám vào côn trùng để lan truyền.
  • Cây cà phê không được chăm sóc đúng cách: Vườn cà phê không được dọn dẹp vệ sinh và cắt tỉa thường xuyên sẽ khiến không gian ẩm thấp, môi trường không thoáng đãng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho khuẩn nấm thán thư.
  • Ủ bệnh trong hạt giống: Khuẩn nấm có thể tồn tại và ủ bệnh trong hạt giống cà phê trước đó. Khi gieo trồng, hạt giống mang khuẩn sẽ phát triển và lây nhiễm qua các cây cà phê con.

Do đặc điểm và môi trường phát triển mà giống cây Robusta sẽ ít xuất hiện các mầm bệnh thán thư hơn cây Arabica. Bệnh thán thư cũng sẽ phát triển mạnh mẽ ở các cây đã đủ tuổi thu hoạch hơn là các cây con. Vậy nên khi trồng Arabica phải đặc biệt chú ý sử dụng các biện pháp phòng bệnh.

Các dấu hiệu giúp nhà vườn nhận biết bệnh thán thư

Ngoài bệnh thán thư còn có rất nhiều các loại bệnh khác có thể xảy ra trên cây cà phê. Cần nhận biệt đặc điểm chính xác của từng loại bệnh để có phương pháp và loại thuốc điều trị hiệu quả:

  • Dấu hiệu trên thân cây: Bệnh thán thư khiến cho thân cây cà phê xuất hiện những mảng đen hoặc nâu đen. Mảng thán thư này có thể lõm vào thân cây hoặc tạo ra các vết nứt trên cây. Các mảng bám thán thư rộng có dạng vô định hình trên thân cây. Các mảng này thường phủ kín trên thân và trên các cành có chứa quả. Khi cây bị nứt cho thán thư giữa các khe nứt có thể rỉ nước.
  • Dấu hiệu trên quả cà phê: Thán thư thường xuất hiện khi quả đang ở giai đoạn trưởng thành. Vị trí phát sinh mầm bệnh sẽ bắt đầu từ cuống quả hoặc giữa vị trí tiếp xúc giữa hai quả trong một chùm. Ban đầu chỉ là chấm màu đen nhỏ, lõm trên quả. Sau đó đốm đen sẽ lan ra khắp quả, ăn vào trong thịt quả khiến vỏ mất chất dinh dưỡng, thối, khô và rụng. 
  • Dấu hiệu trên lá cà phê: Cũng giống như ở trên thân và trên quả, những đốm đen nhỏ sẽ xuất hiện trên phiến trên của lá. Dần dần lan ra thành những hình tròn đồng tâm có màu đen, nâu đen. Khiến lá khô dần và héo rụng.

Cách phòng ngừa bệnh thán thư trên cây cà phê

  • Có chế độ tưới nước đúng cách: Chế độ tưới nước ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng sản sinh của khuẩn nấm gây hại. Vào mùa mưa nên giảm bớt tần suất tưới nước. Nên tưới nước vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ sáng) để phần lá và cành cây sẽ không bị đọng nước vào ban đêm. 
  • Xây dựng hệ thống thoát nước: Vào mùa mưa việc nước tù, đọng ở vườn canh tác dễ xảy ra, tạo điều kiện môi trường ẩm thấp cho khuẩn nấm ký sinh. Có thể tiến hành đào hệ thống thoát nước hoặc tủ bồn cho gốc cây. 
  • Cắt tỉa cây sau thu hoạch: Cắt tỉa cây sau thu hoạch không chỉ giúp cây tập trung dinh dưỡng và ra sản lượng tốt vào mùa sau mà còn giúp cây cà phê ngừa được bệnh thán thư. Tỉa các cành thứ cấp vươn cao để ánh sáng có thể chiếu xuống các cành dưới, cho cây quang hợp đều. Tạo điều kiện thông thoáng cho cây cà phê có khả năng ngừa nấm tự nhiên.
  • Trồng cây với mật độ vừa phải, không trồng dày đặc tránh việc cây không có đủ không khí để quang hợp. Việc trồng với mật độ dày cũng mang lại khả năng lây nhiễm chéo bệnh thán thư trên cây cà phê.
  • Nếu phát hiện cây bị nhiễm bệnh nên sử dụng một số loại thuốc sau: Thiophanate-methyl, Strobilurins, Triazoles, Copper-based fungicides

Bệnh thán thư trên cây cà phê sẽ không dễ xuất hiện nếu biết cách phòng ngừa. Các nhà vườn nên chú ý kiểm tra cây và vườn canh tác thường xuyên để phát hiện mầm bệnh sớm.

Bình luận