Tin tức mới nhất từ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Tâm Phúc Minh
  • Đỗ Hồng Vân
  • 0 Bình luận

Cách nhận biết đặc điểm và hương vị của các loại cà phê robusta

Cafe Robusta được biết đến là một trong những giống cây cà phê chủ lực của Việt Nam và còn nổi tiếng trên nhiều quốc giá trên thế giới. Là dòng cà phê chủ lực, Robusta đưa Việt Nam lên vị trí thứ hai trên thế giới về sản lượng tiêu dùng cà phê. Trên thế giới đang tiêu thụ 40% cà phê Robusta mỗi ngày. Với số liệu trên có thể thấy loại cà phê này có hương vị độc đáo ra sao. Vậy ngoài những đặc điểm vốn có, cà phê Robusta có những loại nào và phân biệt ra sao. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về các loại cà phê Robusta qua bài viết này nhé.

Những đặc điểm chính của cà phê Robusta 

Nguồn gốc cà phê robusta

Cà phê Robusta xuất phát từ cây cà phê thuộc loại thực vật Coffea canephora. Đây là một trong hai loại chủ lực được trồng rộng rãi trên toàn cầu. Và cùng với loại còn lại là Coffea arabica, hay còn gọi là cà phê "Arabica". Giống cà phê "Robusta" xuất hiện khi loại cà phê này được phát hiện có khả năng chống lại nấm và sâu bệnh vô cùng xuất sắc. Trong ngôn ngữ Ý, "Robusto" mang ý nghĩa của sự mạnh mẽ và cứng rắn. Chúng không chỉ có khả năng thích nghi cao hơn so với Arabica, Robusta còn đạt được năng suất cao hơn nhiều so với Arabica. Vì thế đây là yếu tố quyết định tạo nên danh tiếng vững chắc của loại cà phê Robusta này.

Đặc điểm địa lý trồng cà phê robusta

Giống cây Robusta phù hợp với những nơi có vùng đất đỏ bazan vùng cao. Những nói này sẽ có khí hậu lý tương để loài cà phê này phát triển hơn. Nhờ đó, Robusta rất phù hợp với điền kiện trồng trọt tại Việt Nam, đặc biệt tại mảnh đất Tây Nguyên. Sau khi được thu hoạch, Robusta sẽ phân chia thành các loại khác nhau dựa vào những đặc điểm riêng như độ ẩm, tạp chất và tỉ lệ hạt trên sàng và đen vỡ. 

Hầu hết các loại Robusta sẽ thích nghi với độ cao dưới 1000m. Ngoài ra chúng sẽ đòi hỏi một lượng nước khá lớn. Tuy nhiên, Robusta không có khả năng chịu đựng trong các điều kiện hạn hán kéo dài cũng như chịu lạnh kém (chỉ từ 18-36 độ C).

Với khả năng phát triển trong điều kiện khắc nghiệt, cây Robusta dễ chăm sóc và mang lại năng suất cao. Nhờ điều này mà cà phê Robusta có giá trị kinh tế cao hơn so với các giống cà phê khác. Cà phê Robusta nguyên chất thường được sử dụng để sản xuất cà phê hòa tan, một xu hướng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.

Hương vị cafe robusta

Nếu bạn yêu thích sự mạnh mẽ và tự do thì hương vị đậm đà và đắng mạnh của cà phê Robusta sẽ làm cho bạn say mê. Robusta được ưa chuộng là nhờ hương thơm đặc trưng, hàm lượng caffeine cao và vị ngọt dịu mà không quá chua hoặc đắng.

Điều này xuất phát từ thành phần trong hạt cà phê Robusta chứa nhiều Acid Chlorogenic (CGA). Mặc dù chúng được gọi là "Acid" nhưng Chlorogenic Acid không tạo ra "vị chua" mà thay vào đó là "vị đắng." Trong quá trình rang hạt cà phê, CGA phân hủy thành axit caffeic và axit quinic. Nhờ đó khi kết hợp với caffeine, chúng tạo nên hương vị đắng đặc trưng thường thấy ở cafe Robusta.

Vì những đặc điểm ấy mà nhiều loại cà phê Ý (Espresso) trên thị trường, người pha chế thường sử dụng 10-15% cà phê Robusta để làm nổi bật hương vị và tạo ra lớp cream hấp dẫn.

Các loại cà phê Robusta phổ biến hiện nay

Ở Việt Nam, cà phê Robusta được phân chia thành hai giống chủ yếu:

Robusta Sẻ: Là dòng robusta thuần chủng, có hạt nhỏ, vững chắc, và nặng. Chất lượng trong hương vị của Robusta Sẻ được đánh giá cao với đặc tính rất chuẩn.

Robusta Sản Xuất Cao: Là dòng cà phê robusta được tạo ra thông qua phương pháp nhân giống vô tính bằng cách ghép non nối ngọn. Robusta Sản Xuất Cao thường mang lại sản lượng lớn và năng suất cao, đồng thời chúng có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Tuy nhiên loại này sẽ không bằng Robusta Sẻ về chất lượng. Loại cà phê này thường được sử dụng để chiết xuất axit chlorogenic hoặc sản xuất cà phê hòa tan.

Loại cà phê Robusta nào ngon?

Loại cà phê Robusta sẻ sẽ mang đến cho bạn chất lượng đậm đà hơn. Còn với dòng Robusta cao sản sẽ đưa đến năng xuất cao và chống chịu bệnh tốt hơn nhưng về hương vị sẽ không ngon bằng.

Phương pháp chế biến cho cà phê Robusta đậm đà

Cà phê Robusta thường sẽ trải qua phương pháp chế biến khô với một quy trình khá đơn giản. Mặc dù tiết kiệm chi phí nhưng chúng đòi hỏi thời gian từ 10-20 ngày để đem lại cà phê tự nhiên khô chuẩn nhất. Trong quá trình này, trái cà phê được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, chúng sẽ lên men tự nhiên và tạo ra hương vị ngọt ngào cùng hương thơm quyến rũ.

Ngoài phương pháp chế biến khô, cà phê Robusta honey cũng ngày càng được áp dụng. Đây là quá trình chế biến phức tạp và yêu cầu nhiều về công sức và kỹ thuật. Người chế biến phải biết cách loại bỏ vỏ, xử lý chất nhầy và phơi khô trên các luống sấy. Tùy thuộc vào lượng chất nhầy còn lại sau khi tách vỏ, cà phê honey sẽ có các đặc tính và tên gọi khác nhau:

  • Chế biến với white honey: cần lọc bỏ 80-100% chất nhầy.
  • Chế biến với yellow honey: cần loại bỏ 50-75% chất nhầy.
  • Chế biến với Red honey: cần lọc bỏ đi 0-50% chất nhầy.
  • Chế biến vớiBlack honey: loại bỏ ít nhất chất nhầy có thể.

Các loại cà phê Robusta tại Daigan

Bạn muốn khám phá về cà phê Robusta của Daigan? Daigan hiểu rõ nhu cầu của bạn trong việc thưởng thức hương vị cà phê ngon nhất và đậm đà nhất. Chúng tôi nuôi trồng và chế biến cà phê Robusta theo cách đảm bảo mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người thưởng thức. Đồng thời Robusta của chúng tôi phù hợp với bất kì ai yêu thích cà phê mà không cần lo lắng về lượng caffeine.

Cà phê Robusta tại Daigan được trồng trong vùng Tây Nguyên, xung quanh khu vực núi lửa Chư Đăng Yah và Hàm Rồng. Đây là nơi có điều kiện tự nhiên tốt, đất phong phú, và khí hậu lý tưởng cho sự phát triển của các loại cà phê chất lượng. Những hạt cà phê được chăm sóc và sản xuất theo quy trình khép kín để đảm bảo chất lượng và sự tinh khiết của sản phẩm. Đồng thời, kết hợp với nghệ thuật rang, chúng tôi tạo ra hương thơm và mùi vị đặc trưng, tạo nên trải nghiệm cà phê độc đáo dành cho những người yêu thích cà phê.

Bình luận