Tổng tiền:
' + Bizweb.formatMoney(cart.total_price, "{{amount_no_decimals_with_comma_separator}}₫") + '
Việt Nam là quốc gia có ngành công nghiệp cà phê phát triển xếp hàng đầu trên thế giới. Tại nước ta, sản lượng cà phê hàng năm cao nhất thuộc về Robusta. Robusta là giống cây cà phê chiếm đến 90% diện tích canh tác cà phê toàn quốc. Sản lượng Robusta hàng năm có thể gấp đến 25 lần sản lượng của Arabica. Trong một số năm gần đây, ngành công nghiệp cà phê ngày càng phát triển kéo theo sự biến động về giá tăng cao. Những yếu tố nào đã gây ảnh hưởng đến giá cà phê Robusta tại Việt Nam? Hãy cùng DAIGAN tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA), từ năm 1995 nhu cầu tiêu thụ cà phê sẽ tăng lên khoảng 2.5% mỗi năm. Tuy nhiên, không phải lượng cà phê được sản xuất và cung cấp ra thị trường đều đảm bảo đủ nguồn cầu. Trong quá trình canh tác, sản lượng cà phê sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết, môi trường, thiên tai… Dẫn đến sản lượng hàng năm có thể cao hoặc thấp. Khi nguồn cung nhỏ hơn cầu, giá cà phê Robusta sẽ tăng cao và ngược lại. Dự báo trong năm 2024 tới, giá xuất khẩu Robusta tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao do thiếu hụt nguồn cung toàn cầu.
Giá cà phê ở từng vùng, từng châu lục sẽ có sự chênh lệch khác nhau vì xu hướng sử dụng và khẩu vị thưởng thức của mỗi vùng khác nhau. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, người Châu u có xu hướng ưa chuộng hương vị cà phê mạnh mẽ, nhiều caffeine và thích độ đắng của Robusta. Còn tại Châu Mỹ lại ưa chuộng hương vị chua nhẹ, thiên ngọt của Arabica. Chính vì vậy, ở Châu u giá của Robusta sẽ cao hơn Arabica, ở Châu Mỹ thì giá của Arabica sẽ nhỉnh hơn Robusta.
Robusta là giống cây rất dễ canh tác và nuôi trồng ở độ cao dưới 1000m, hơn nữa giống cây này còn có khả năng chống chịu sâu bệnh lớn. Nếu không có biến đổi về thời tiết, không xảy ra thiên tai, sản lượng Robusta hàng năm vẫn đảm bảo cho nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, trong những năm gần gây do dịch bệnh xảy ra liên tiếp, sản lượng Robusta tại Việt Nam không đủ cho nhu cầu sử dụng. Chính vì vậy, giá của Robusta liên tục tăng cao cả ở trong nước và xuất khẩu ra thế giới.
Robusta là mặt hàng cà phê xuất khẩu chính ở nước ta. Trong quá trình xuất khẩu, chi phí vận chuyển là yếu tố quan trọng quyết định đến giá cà phê. Thời điểm xăng, dầu tăng vọt khiến chi phí vận chuyển tăng cao từ đó kéo theo giá cà phê Robusta xuất khẩu cũng tăng theo.
75% sản lượng hạt cà phê cung cấp toàn thế giới nằm ở 4 nước Brazil, Việt Nam, Indonesia và Colombia. Nếu xảy ra bất ổn về chính trị, dây chuyền canh tác, sản xuất và xuất khẩu cà phê sẽ bị đứt gãy. Từ đó gây nên thiếu hụt nguồn cung cà phê nghiêm trọng, giá cà phê từ đó cũng tăng cao.
Trong 3 tháng cuối năm 2023, trạng thái tồn kho cà phê Robusta thế giới vào mức thấp nhất, chạm đáy trong vòng 28 năm trở lại đây các nước sản xuất Robusta đều cảnh báo mức hạn chế bán ra. Từ cuối năm 2023, giá cà phê Robusta Việt Nam đã có dấu hiệu tăng nhẹ. Giá xuất khẩu bình quân năm 2023 đạt 2.834 đô la Mỹ/tấn - tăng 14% so với cùng kì năm 2022.
Ở thời điểm đầu năm 2023, giá cà phê trong nước ở mức trung bình 40.000đ/kg cho đến thời điểm tháng 5/2023 giá có dấu hiệu tăng nhẹ. Đến quý 3 năm 2023, giá cà phê Việt Nam chạm ngưỡng 67.200 68.000 đồng/kg. Mức giá này được duy trì đến cuối năm 2023 và đầu năm 2024.
Xu hướng giá của Robusta được thể hiện rõ trên sàn giao dịch London như sau: giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 1/2024, tháng 3/2024, tháng 5/2024 và tháng 7/2024 tăng lần lượt 21,9%, 15%, 13,6% và 12,8% (so với ngày 30/11/2023), lên mức 3.075 đô la Mỹ/tấn, 2.837 đô la/tấn, 2.766 đô la /tấn và 2.704 đô la/tấn.
Do ảnh hưởng về thời tiết, tình hình nguồn cung tại Việt Nam và Brazil vẫn chưa được cải thiện, điều này làm biến động đến giá cà phê toàn cầu. Giá cà phê Robusta Việt Nam được dự đoán tăng mạnh vào 6 tháng đầu năm 2024 do sự chênh lệch cung - cầu quá lớn. Cho đến khoảng 6 tháng cuối năm, giá sẽ tăng chậm hơn hoặc bình ổn về giá.
Bình luận