Tin tức mới nhất từ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Tâm Phúc Minh
  • Đỗ Hồng Vân
  • 0 Bình luận

Các loại bệnh trên cây cà phê thường gặp nhất

Cà phê là loài cây công nghiệp lâu năm chủ lực của nước ta. Các đồn điền cà phê lớn mang lại giá trị kinh tế cao về xuất khẩu. Tuy nhiên, để trồng và chăm sóc tốt cho những cây cà phê là điều không hề dễ dàng. Ngoài việc thực hiện chăm sóc đúng kỹ thuật, nhà vườn cũng cần chú ý đến việc phòng chống sâu bệnh cho cây. Đặc biệt là với giống Arabica - giống cây có khả năng chống chọi sâu bệnh kém. Ở bài viết này, DAIGAN sẽ cùng với các bạn tìm hiểu các loại bệnh trên cây cà phê và một số biện pháp phòng ngừa chúng. 

Các loại bệnh thường xuất hiện trên cây cà phê

Bệnh thối rễ tơ

Đây là một loại bệnh do nấm Fusarium Spp và tuyết trùng Pratylenchus coffea gây ra. Loại bệnh này xuất hiện ở rễ mỗi cây cà phê. Và thường bị lây nhiễm nhanh chóng trong các vườn canh tác cà phê. Khi cây cà phê nhiễm bệnh này, rễ sẽ dần dần thối rữa từ phần chóp rễ. Rễ cây không hút được chất dinh dưỡng và nước từ đất. Biểu hiện cho những cây bị thối rễ tơ là là và cành khô, héo vàng dần, lá rụng sớm. Trong một thời gian dài cây sẽ héo chết từ từ. 

Bệnh lở cổ rễ ở cây cà phê

Bệnh lở cổ rễ thường xuất hiện ở những cây cà phê con chưa đi vào thu hoạch (khoảng từ 1 đến 2 năm tuổi).  Bệnh sẽ xảy ra ở phần thân tiếp giáp với phần rễ trồi lên ngay phía mặt đất. Phần rễ này sẽ lở loét, thối đen và có dấu hiệu không thể tiếp nhận được dinh dưỡng và nước từ đất. Dẫn đến hậu quả là lá và cành có dấu hiệu khô, héo, dễ gãy rụng. Vào mùa cây đang ra trái sẽ làm giảm sản lượng. 

Bệnh gỉ sắt ở lá cà phê

Gỉ sắt ở lá cà phê là một trong các loại bệnh thường gặp nhất trên cây cà phê. Loại bệnh này thường xuất hiện ở các cây giống Arabica là chủ yếu. Robusta có ít khả năng mắc bệnh hơn hoặc gần như không bị bệnh. Gỉ sắt ở lá do một loại nấm có tên là Hemileia gây ra. Các nốt gỉ sắt có hình dạng tròn hoặc hình bầu dục. Ở giai đoạn nặng hơn các đốm tròn này sẽ liên kết với nhau tạo thành khối vô định hình. Lúc mới đầu, mặt dưới của lá sẽ xuất hiện các chấm vàng tròn, rồi sau đó biến chuyển thành màu đen. Gây tổn thương ở lá, lá khô, héo và rụng dần. 

Bệnh rệp sáp ở cây cà phê

Bệnh rệp sáp bắt nguồn từ những con bọ rệp màu hồng bám trên cây cà phê. Khi mới sinh trưởng rệp có màu hồng, chưa có sáp, có nhiều chân. Rệp thường sống kí sinh ở một số bộ phận trên cây cà phê như cuống hoa, chồi non, gốc cây hay ở những chùm quả. Thức ăn chính của chúng là nhựa ở trên cây cà phê. Cây bị hút nhựa sẽ không đủ dinh dưỡng để phát triển và nuôi quả. Ảnh hưởng đến năng suất của mùa vụ. Khi cây bị nhiễm rệp sáp nặng sẽ xuất hiện các mảng bám đen như một lớp muội trên các cành cây, lá cây. Cản trở cây quang hợp.

Nguyên nhân chính khiến cây mắc sâu bệnh

Phần lớn các loại bệnh trên cây cà phê đều do điều kiện thời tiết, môi trường gây nên. Các chủng khuẩn nấm ưa điều kiện thời tiết lạnh, không khí ẩm ướt. Đặc biệt các bệnh ở cà phê rất dễ lây nhiễm nhau, khiến cho cà vườn cà phê đều mắc bệnh. Giống cây Arabica có khả năng chống chọi với sâu bệnh kém hơn Robusta. Khả năng nhiễm bệnh cao hơn vì Arabica được trồng ở những nơi có khí hậu lạnh, độ ẩm cao.

Cách phòng ngừa các loại bệnh trên cây cà phê

  • Đảm bảo vườn cà phê phát triển trong điều kiện môi trường thoáng đãng, nhất là vào mùa cây đang ra hoa và quả. Không trồng cà phê trong những môi trường có độ ẩm lớn thường xuyên.
  • Dọn dẹp vườn cà phê thường xuyên, quét lá rụng, cành cây khô để vườn thoáng đáng, ngăn ngừa các vi khuẩn sản sinh. Không để ao tù nước đọng, bố trí hệ thống thoát nước tốt cho vườn vào mùa mưa.
  • Kiểm tra vườn cây định kỳ vào mùa mưa và mùa khô. Việc kiểm tra vườn cà phê định kỳ để kịp thời phát hiện những mầm mống sâu bệnh gây hại. Khi phát hiện kịp thời cắt cành, lá hoặc sử dụng thuốc diệt từ nấm, sâu.
  • Làm đất vườn kỹ trước khi gieo trồng cây cà phê mới. Xới tơi đất, dọn dẹp sỏi đá, rác vụn, các cành cây to. Trồng cây với mật độ hợp lý, tránh trồng dày đặc khiến các cây không đủ ánh sáng để quang hợp. 
  • Tỉa và cắt cành sau mỗi mùa thu hoạch. Việc tỉa, cắt cành không chỉ phòng ngừa sâu bệnh mà còn giúp cho cây tập trung dinh dưỡng để có sản lượng cao vào mùa vụ sau đó.
  • Lựa chọn các giống cây có khả năng chống chọi với sâu bệnh cao như Robusta. Hiện nay có một số giống cà phê được lai tạo giữa Arabica và Robusta để có thể tăng cường khả năng chống sâu bệnh. 

Các loại bệnh trên cây cà phê hầu hết đều dễ dàng có thể phòng tránh. Chỉ cần nhà vườn áp dụng các biện pháp đúng đắn. Đồng thời bón phân và phun thuốc phòng ngừa định kỳ cho cây.

Bình luận