Tin tức mới nhất từ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Tâm Phúc Minh
  • Đỗ Hồng Vân
  • 0 Bình luận

Cà phê Moka là gì? Tại sao Moka lại là “Hoàng Hậu cà phê”

Chắc hẳn những tín đồ đam mê hương vị của cà phê đã một lần nghe đến cái tên “Moka”. Đây là một giống cà phê “đỏng đảnh” rất khó canh tác và nuôi trồng. Đặc biệt tại Việt Nam chỉ có một số ít các khu vực phát triển được giống cây này. Bù lại, cà phê Moka lại có hương vị cực kỳ thơm ngon. Chỉ cần thưởng thức một lần, bất cứ ai cũng không thể quên được hương vị của Moka. Hãy cùng với DAIGAN tìm hiểu về loại cà phê được phong hiệu “Hoàng Hậu” trong vương quốc cà phê này nhé.

Cà phê Moka là gì? Sự phát triển của cà phê Moka

Moka là một giống cà phê thuộc họ Arabica. Độ nội tiếng của Moka được sánh ngang với các anh em cùng họ như Typica, Bourbon, Mundo Novo.

Cái tên Moka được lấy theo tên khu vực lần đầu tiên người ta phát hiện ra giống cà phê này. Đây là khu vực thuộc cảng Yemen - quê hương của nhiều giống cà phê khác trên thế giới. 

Vào cuối thế kỷ 13, nhà truyền giáo Marco Polo đến Yemen và mang các hạt giống Moka đến bán tại Châu  u. Từ đó hành trình phát triển của giống cà phê này bắt đầu. Nhưng qua nhiều thế kỉ, Moka vẫn chưa được biết đến rộng rãi. Người ta vẫn coi nó là một loại cà phê bình dân. Cho đến thế kỉ 17, khi Moka kết hợp với chocolate tạo ra một hương vị coffee chocolate thơm ngon khác biệt. Lúc này Moka đã trở thành một làn sóng cà phê mới ở Châu  Âu.

Cà phê Moka du nhập vào Việt Nam vào năm 1875. Do quân đội người Pháp sử dụng và mang hạt giống về trồng ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, khí hậu và địa hình vùng núi phía Bắc không thật sự phù hợp để phát triển giống cây này. Người ta lại tiếp tục mở rộng các đồn điền ở khu vực phía Nam và Tây Nguyên. 

Đặc điểm của cà phê Moka

Moka là giống cà phê khó trồng và khó chăm sóc nhất trong các biến thể của Arabica. Đặc biệt là khả năng chống chọi của sâu bệnh của giống này rất kém. Vì vậy cần nghiên cứu kỹ đặc tính sinh học và điều kiện phát triển để có thể canh tác được giống cà phê này.

Đặc điểm sinh học của cây cà phê Moka

Cây cà phê Moka khi trưởng thành có chiều cao trung bình từ 2m đến 3m. Là loài cây thân gỗ nhỏ. Thân cây thẳng, phân cành và tán ở phần trên. Lá của cây dạng hình elip, màu xanh đậm, gân lá phân chia rõ ràng. Quả của Moka khi chín có màu đỏ mọng, dạng tròn hoặc oval. Hạt cà phê khác với các giống Arabica khác. Thay vì có dạng elip dài thì hạt Moka lại tròn và nhỏ hơn. 

Điều kiện sinh trưởng của Moka

Nhìn chung Moka cũng có đặc điểm sinh trưởng giống như các hạt Arabica khác. 

  • Độ pH đất: từ 4 đến 8
  • Độ pH tốt nhất: từ 5,2 đến 6,2
  • Lượng mưa: 1200 -1500mm/năm
  • Độ cao: Từ 1500m đến 1900m
  • Nhiệt độ: 18 độ C đến 24 độ C
  • Đất: Phát triển tốt trong điều kiện đất bazan đỏ.

Điều kiện sinh trưởng của Moka khá khắt khe. Nếu như không đáp ứng đúng về độ cao, thời tiết, lượng mưa thì sản lượng Moka sẽ rất thấp hoặc không đạt chất lượng. 

Moka thực chất là một giống biến thể lùn của Bourbon. Vì vậy khả năng chống chọi sâu bệnh rất kém. Đặc biệt là với các bệnh về gỉ sắt ở lá, hoặc sâu đục thân. Ngay cả khi được trồng trong điều kiện lý tưởng, cà phê Moka cũng không đảm bảo về việc sẽ cho năng xuất cao.

Hương vị của cà phê Moka như thế nào?

Moka được phong danh hiệu “nữ hoàng” của các giống cà phê là nhờ vào hương vị đặc biệt quyến rũ. Cũng mang đặc điểm chua nhẹ và đắng ở hậu vị như các giống Arabica. Nhưng Moka lại xen lẫn cá tính riêng hoàn toàn khác biệt. Vị chua của hoa quả hòa quyện vào với mùi béo ngậy, thơm nhẹ của dầu ở đầu vị. Khi uống, vị đắng nhẹ sẽ dần dần lan tỏa trong miệng và cổ họng. Nhưng rất nhanh sẽ được thay thế bằng vị ngọt ngào cùng với hương thơm nồng. Hương vị hảo hạng này bất cứ một giống cà phê nào cũng không thể bắt chước được. 

Các vùng trồng cà phê Moka ở Việt Nam

Việt Nam là nước có địa hình sườn núi thoải, độ cao tương đối thấp. Vì vậy nước ta hợp với việc canh tác các giống Robusta hơn là Arabica. Tuy nhiên vẫn có một số nơi đáp ứng đủ điều kiện trồng giống Arabica nói chung và Moka nói riêng. Moka được trồng chính ở Cầu Đất (Đà Lạt). Tạo nên thương hiệu cà phê Moka Cầu Đất nổi tiếng khắp cả nước. Cầu Đất là khu vực có lượng đất đỏ bazan dồi dào.

Không chỉ phù hợp trồng Moka mà còn hợp trồng các giống cà phê khác. Bên cạnh đó, Cầu Đất “Đà Lạt” có khí hậu quanh năm mát mẻ, vùng đồi núi có độ cao từ 1500m đến 2000m. Thổ nhưỡng cực kì phù hợp để canh tác và phát triển giống cà phê này.

Cà phê Moka là giống cà phê mang lại hương vị thơm ngon hảo hạng. Vì đòi hỏi điều kiện chăm sóc và phát triển cao nên giá thành của giống cà phê này cao hơn các loại cà phê khác. Hiện nay, Moka cũng được kết hợp với các hạt khác như Robusta để pha chế nên hương vị cà phê đậm đà quyến rũ.

Bình luận