Tin tức mới nhất từ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Tâm Phúc Minh
  • Đỗ Hồng Vân
  • 0 Bình luận

Cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng nào Việt Nam?

Cây cà phê là giống cây chiếm giá trị cao về mặt kinh tế nông nghiệp trên toàn thế giới.  Tại Việt Nam, vào khoảng thế kỉ 19 khi giống cây Arabica và tiếp theo đó là Robusta du nhập đã bắt đầu ngay vào việc phát triển ngành công nghiệp cà phê này với những đồn điền lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên trải qua hàng thế kỉ canh tác trên khắp đất nước, những người trồng cà phê nhận ra rằng, chỉ có một số khu vực địa lý có thổ nhưỡng thích hợp mới có thể cho sản lượng cà phê cao. Ở bài viết này cùng DAIGAN đi khám phá xem cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng nào nước ta nhé!

Loại cà phê được trồng nhiều nhất tại Việt Nam

Tại Việt Nam có khoảng 6 giống cà phê được canh tác theo mật độ lớn nhỏ khác nhau. Tập trung chủ yếu vào 3 giống Robusta, cà phê Mít, Arabica và các biến thể của Arabica. Trong đó Robusta chiếm diện tích canh tác cao nhất, chiếm 90% trên tổng số 710.000 ha cà phê trên toàn quốc. Cà phê Mít chiếm 1%; Arabica và các biến thể của giống này chiếm khoảng 9%.

Arabica là giống cà phê đầu tiên được trồng ở nước ta, nhưng do khả năng chống chịu sâu bệnh kém và không thể thích nghi được với điều kiện thời tiết và đất đai nên đã dần dần giảm sút về mặt số lượng. Thay vào đó, Robusta được đưa vào thay thế khi dịch sâu bệnh Arabica đang lan mạnh ở Châu Á lại có thể phát triển rất tốt. Robusta phù hợp hoàn toàn với điều kiện khí hậu, vị trí đồi núi ở Việt Nam.

Hơn nữa, khả năng chống chọi với sâu bệnh đặc biệt tốt, nhất là với bệnh sâu đục thân và gỉ sét ở lá.  Cà phê Mít được canh tác ở nước ta cùng thời điểm với Robusta. Ưu điểm của giống cây này là tính chịu hạn cao, không cần chăm sóc hay tưới nước nhiều vẫn có thể phát triển tốt. Nhưng năng suất không cao và hương vị không quyến rũ nên không được ưa chuộng.

Vùng trồng nhiều cà phê nhất ở nước ta

Vào năm 2022, diện tích canh tác cà phê trên toàn quốc đã đạt mức 710.000 ha. Trong đó chủ yếu tập trung ở 4 tỉnh vùng Tây Nguyên. Tây Nguyên là khu vực chiếm phần lớn sản lượng cà phê trên cả nước: chiếm 91,2% diện tích, 93,2% về sản lượng. 4 tỉnh thuộc Tây Nguyên chủ yếu canh tác và nuôi trồng giống cà phê Robusta gồm: Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai. Bên cạnh đó còn có Quảng Trị - thuộc miền Trung nước ta cũng xếp vào top đầu các tỉnh cho sản lượng cà phê cao nhất.

Đăk Lăk

Đăk Lăk là tỉnh đang dẫn đầu về sản lượng cà phê Việt Nam, đây cũng là nơi được chọn làm khu vực trồng và phát triển nhưng cây cà phê đầu tiên. Vào năm 1857, những giống cây Arabica lần đầu được người Pháp đưa vào Việt Nam, họ đã chọn thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm canh tác và phát triển. Sau đó dần dần lan rộng qua các khu vực xung quanh đó trong bán kính 10km. Hơn thế nữa, hương vị của cà phê Đăk Lăk cũng được đánh giá đạt chất lượng cao và hảo hạng nhất. Góp phần nâng tầm giá trị cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới.

Lâm Đồng

Lâm Đồng là một trong số ít những tỉnh có thể trồng và phát triển giống cây Arabica. Khác với các vị trí, khu vực địa lý các tỉnh Tây Nguyên, Lâm Đồng chiếm ưu thế về độ cao với các dốc thoải cao 1500m - cực kì thích hợp với điều kiện trồng cà phê Arabica. Các cây Arabica trồng tại Lâm Đồng đều có hương vị quyến rũ, mang lại đặc trưng riêng của dòng cà phê hảo hạng nhất thế giới. Đây cũng là nơi có sản lượng Arabica cao nhất Việt Nam.

Gia Lai

Huyện Chư Sê là nơi có diện tích canh tác cà phê cao nhất tại tỉnh Gia Lai. Bên cạnh đó còn có một số các tỉnh khác như: Chư Pah, Grai, An Khê. Robusta là giống cà phê chủ yếu được trồng ở khu vực này. Cà phê Gia Lai mang đặc tính hương vị đậm đà, mạnh mẽ riêng biệt của Robusta.

Đăk Nông

Đăk Nông là tỉnh có sản lượng cà phê đứng thứ 3 trong khu vực Tây Nguyên, chỉ xếp sau Đăk Lăk  và Lâm Đồng. Tại Đăk Nông có 2 khu vực trồng cà phê chủ yếu là Đăk Hà và Đăk Mil. Trong đó Đăk Hà được mệnh danh là thủ phủ cà phê của “Kon Tum”. Ở tại hai khu vực này đều trồng giống Robusta là chủ yếu, nhưng Robusta ở Đăk Hà có hương vị nồng nàn, mạnh mẽ, còn ở Đăk Mil có xen lẫn vị chua thanh, dịu nhẹ hơn.

Quảng Trị

Quảng Trị là tỉnh duy nhất trong 5 tỉnh trồng cà phê nhiều nhất nước ta không thuộc khu vực Tây Nguyên. Nổi tiếng nhất tại Quảng Trị chính là thị trấn Khe Sanh - nơi có lịch sử 100 năm trồng cà phê từ khi người Pháp mang giống cây này du nhập vào Việt Nam. Thổ nhưỡng của Quảng Trị thích hợp canh tác và phát triển giống cà phê Arabica và cà phê Mít.

Cà phê là loại cây nông nghiệp có lịch sử lâu đời tại nước ta. Cà phê không chỉ được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên hay các tỉnh miền Trung, cây cà phê còn có thể được canh tác ở các vùng Tây Bắc đặc biệt là giống Arabica. 

Bình luận