Tin tức mới nhất từ Công ty Cổ phần Dược Phẩm Tâm Phúc Minh
  • Đỗ Hồng Vân
  • 0 Bình luận

Cà phê Arabica - Hương vị “hảo hạng” từ thiên nhiên

Cà phê Arabica chắc hẳn đã không còn xa lạ gì với dân “sành” cafe. Đây được coi là một loại cà phê “thượng hạng” được sử dụng rộng rãi trên thế giới và cả Việt Nam. Ban đầu, cafe Arabica chỉ được ưa chuộng sử dụng ở các nước phương Tây, khi du nhập vào Việt Nam nó cũng chỉ dành cho các tầng lớp thượng lưu, quý tộc. Qua hàng trăm, hàng chục năm phát triển, hiện nay cà phê Arabica đã là một thức uống thông dụng với tất cả mọi người. Ở bài viết này, hãy theo bước chân DAIGAN tìm hiểu về loại thức uống thơm ngon này.

Cafe Arabica là gì?

Cà phê Arabica là một giống cafe được lấy tên theo bán đảo Arabia Peninsula thuộc Ả Rập. Nhưng nó lại không được tìm thấy lần đầu tiên trên bán đảo này. Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, cây cafe Arabica lần đầu được tìm thấy trong tự nhiên của vùng đất Ethiopia - Châu Phi. Kể từ khi phát hiện giống cây này, người dân Châu Phi đã đưa nó vào sử dụng trong đời sống thường ngày. Trở thành  một loại thức uống giúp tinh thần tỉnh táo của người dân nơi đây.

Nhưng tại sao Arabica Coffee lại lấy tên của bán đảo Ả Rập? Điều này phải kể đến văn hóa du nhập và trao đổi lương thực giữa 2 vùng có vị trí địa lí liền kề nhau. Khi Arabica du nhập vào Ả Rập, đã trở thành thức uống được ưa chuộng nhất của họ, vì thế họ đã chiếm lấy giống Arabica làm cửa riêng. Đồng thời lấy tên của bán đảo Arabia Peninsula đặt tên cho giống cà phê này. 

Đặc điểm của cà phê Arabica

Đặc điểm hình thái

Tuy rằng giống cà phê Arabica có rất nhiều chủng loại khác nhau, nhưng nó vẫn đảm bảo được những hình thái đặc trưng của giống cây mẹ được phát hiện lần đầu tiên. Các cây cafe Arabica đều có các tán lá lớn, rông, hình oval, lá có màu xanh đậm. Khi cây cà phê trưởng thành sẽ có độ cao từ 6m đến 15m. 

Bởi vì đặc điểm lá của cây Arabica gần giống với họ cây Chè, nên tại Việt Nam nó còn được gọi với cái tên dân dã là: Cà phê Chè.

Đặc điểm của điều kiện sinh trưởng

Cây Arabica là loài cây ưa thời tiết lạnh từ 18 độ C đến 24 độ C. Sinh trưởng tốt nhất ở vùng đất có mật độ cách mực nước biển từ 1000 đến 1600m. Một số các điều kiện đáp ứng nuôi trồng cây cà phê Arabica như:

  • Độ pH đất: từ 4 đến 8
  • Độ pH tốt nhất: từ 5,2 đến 6,2
  • Lượng mưa: 1200 -1500mm/năm

Arabica cũng được mệnh danh là loài cây cực kỳ “khó tính” khi nuôi trồng. Bởi vì nếu không đáp ứng đủ điều kiện về đất, thời tiết, lượng mưa, … nó sẽ không cho sản lượng cao, thậm chí sẽ không kết trái.

  • Một số nơi thích hợp trên thế giới trồng Arabica: Trung Phi, Đông Phi, châu Mỹ La-tin, các bản đảo tại Ấn Độ.
  • Một số nơi thích hợp tại Việt Nam: Tây Bắc, Quảng Trị, Đà Lạt, …

Hương vị của cà phê Arabica

Arabica Coffee được coi là loại cafe hảo hạng được giới sành cafe ưa thích nhất do mùi vị của hạt cafe này có nhiều khác biệt và độc đáo. Khác với những hạt cafe khác, cafe Arabica khi uống sẽ cảm nhận được 3 tầng hương vị khác nhau: chua, đắng và ngọt. Khi thưởng thức cà phê Arabica vị đầu tiên sẽ là chua thanh, nhưng vị chua thanh sẽ biến mất ngay sau khi uống thay vào đó là hậu vị đắng nhẹ và hơi ngọt. Hương thơm của Arabica nhẹ nhàng, thường được dùng để pha chế các loại thức uống nhưng Latte, Cappuccino, Espresso, … 

Hàm lượng của coffee Arabica cũng khá thấp, chỉ từ 1 đến 2%. Vậy nên hầu như ai cũng có thể thưởng thức hương vị của loại coffee này.

Quy trình thu hoạch cà phê Arabica

Bởi vì đặc điểm nuôi trồng, cà phê Arabica chỉ được phép thu hoạch 1 lần trong 1 năm. Các cây đáp ứng đủ điều kiện thu hoạch phải có tuổi đời từ 3 đến 4 năm trở lên. Các cây lâu năm từ 6 đến 8 năm sẽ cho sản lượng tốt nhất. Thời điểm thu hoạch thích hợp thường kéo dài trong một tháng từ tháng 9 đến tháng 10.

Các giống cà phê Arabica phổ biến tại Việt Nam

Hiện nay trên thế giới và cả ở Việt Nam, có 4 loại cà phê Arabica phổ biến nhất là: Typica, Bourbon, Mocha và Catimor.

Typica

Typica là một giống cafe nổi tiếng nhất trong thế giới cafe, nó được coi là một thước đo chất lượng của những giống cafe khác. Người ta thường so sánh chất lượng, hương thơm và mùi vị của các loại cà phê dựa vào Typica. Nhưng đồng thời Typica cũng là một giống cafe “đỏng đảnh” và “khó tính” nhất trong các giống Arabia.

Bởi vì Typica cực kì khó trồng, chỉ cần sai một chút tỷ lệ pH đất, hay lượng mưa không chuẩn là sản lượng sẽ rất kém. Đồng thời giống cây trồng này có khả năng chịu đựng sâu bệnh thấp hơn các loài cây khác. Để cho ra một hạt Typica chất lượng yêu cầu kỹ thuật chăm sóc phức tạp, tay nghề nuôi trồng cao. 

Trong hạt Typica có chứa nhiều acid malic nên hương vị sẽ có vị chua nhẹ giống táo, hậu vị đắng và ngọt thơm tạo ra hương vị hảo hảo thuộc riêng về Typica.

Bourbon

Bourbon được coi là “con” của Typica, với các đặc điểm nuôi trồng gần giống với Typica. Giống cà phê này cũng có sức chịu đựng sâu bệnh rất kém. Bourbon có dạng quả hình tròn, màu sắc quả không cố định có khi là đỏ, cam hoặc vàng. Lá cây cũng có 2 màu vàng đồng hoặc xanh.

Không chỉ vậy, trong các loại cà phê Arabica thì Bourbon mang đến một ý nghĩa về mặt văn hóa và di truyền cà phê của thế giới. Nó cũng được coi là loại cà phê có hương vị độc đáo nhất, bởi vì người dùng có thể trải nghiệm được đa tầng vị. Bourbon có hương chua thanh và ngọt trội hơn vị đắng với các tầng hương kết hợp của mạch nha, vanilla, lê, táo, tuyết tùng, gỗ sồi, caramel, …

Mocha

Mocha là giống cà phê được đặt theo tên của cảng Yemen - Ả Rập, nơi được coi là “quê mẹ” của cafe Arabica. Đây được coi là một biến thể lùn của giống Bourbon vì thế nó cũng mang đặc tính khó chăm sóc và dễ chịu sâu bệnh. Khác với những hạt cà phê khác, Mocha có đặc điểm hạt hình tròn, nhỏ. Hạt cà phê sẽ chuyển từ màu xanh sang đỏ hoặc đỏ đậm khi chín. Khác với Bourbon, hương vị của Mocha thiên về vị chua từ trái cây kết hợp với hậu vị đắng nhẹ và có chút béo ngậy. 

Catimor

Trong gia tộc cà phê Arabica thì Catimor là giống cà phê có sức sống mạnh mẽ nhất so với các anh chị của nó. Catimor có khả năng chống chịu được sâu bệnh rất tốt, đồng thời có sức sống mạnh mẽ nên sản lượng cho ra hàng năm rất cao. Vị của hạt cafe này thiên về vị chua thanh xen lẫn chút ngọt, hậu vị chỉ đắng nhẹ. Đây cũng là giống cafe được trồng rộng rãi và nhiều nhất tại Việt Nam. Bởi vì đây là giống cây được lai tạo từ Caturra và Timor nên nó chia ra làm 3 loại:

  • Catimor T-8667: Đặc điểm quả và hạt to, thân cây ngắn.
  • Catimor T-5269: Có đặc điểm khỏe mạnh và thích nghi tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao.
  • Catimor T-5175: Cho ra năng suất cao hàng năm, nhưng phải chú ý độ cao khi nuôi trồng, không được nuôi trồng ở những nơi có độ cao quá thấp hay quá cao.

Một số nơi trồng cà phê Arabica tại Việt nam

Để đáp ứng được điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, lượng mưa phù hợp, Việt Nam chỉ có một số vùng đặc thù có thể trồng được coffee Arabica như: Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị, Huế Lâm Đồng  Cầu Đất (Đà Lạt) và Gia Lai.

Cà phê Arabica là một lại cafe hảo hạng tại Việt Nam, giống như trà cà phê cũng là thức uống thường thức được mọi người dân Việt ưa chuộng. Với hương vị 3 tầng chua, ngọt, đắng hòa quyện với hương thơm độc đáo, ngất ngây đây là loại coffee rất đáng để thử.
 

Bình luận